Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Phải thừa nhận rằng trong 3 lần sinh nở, lần sinh bé trai đầu lòng là kỷ niệm nhớ đời nhất của tôi. Tôi tuân thủ mọi điều sách vở dạy chế độ ăn bổ dưỡng, luôn giữ sức khỏe, không hề đụng đến giọt cà phê nào, và không tăng cân quá mức (những lần mang thai sau tôi đều bỏ qua hết!). Vào tuần thứ 16, bác sĩ hỏi tôi có muốn biết giới tính thai nhi không. Vốn là người hay tò mò, đương nhiên là tôi muốn biết. Một bé gái!!! Thực lòng mà nói, tôi không quan trọng lắm về chuyện này, chỉ cần em bé khỏe mạnh là đủ. Tuy nhiên càng ngày tôi càng ý thức rõ mình có một đứa con gái mỗi khi tưởng tượng cảnh hai mẹ con sẽ cùng nhau đi mua sắm đồ sơ sinh.



Vào tối Chủ nhật, chúng tôi ra ngoài ăn tối cùng vài người bạn. Tôi đã chuẩn bị đồ sơ sinh cần mang vào bệnh viện để trong xe, ai cũng trêu tôi về sự lo xa này. Bữa tối diễn ra yên ổn, sau đó chúng tôi trở về nhà. Thời điểm này, chỉ có những ai đã từng mang thai mới hiểu được rằng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối, bạn sẽ cảm thấy giống như bạn mượn cơ thể của ai khác vậy. Bạn có một cái bụng to kềnh càng, không thể bước đi nhanh nhẹn, và bạn cần phải đi vào toilet 5 phút một lần, bạn dễ thay đổi tâm tính, không thể ngủ cho ra hồn, bạn thức dậy bất chợt nhiều lần trong 1 đêm, v.v…


Và, vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ Hai, 19 tháng Hai, tôi thức giấc vì một vũng nước trên giường. Ôi tệ thật, tôi thầm nghĩ. Giờ đây tôi thậm chí còn không thể kiểm soát được bản thân mình nữa! Thật là chán nản (và cả một chút xấu hổ), tôi nặng nề đi vào nhà tắm và nhanh chóng nhận ra mình đã bị vỡ nước ối, một dấu hiệu sắp sinh cho tôi biết đến lúc sinh rồi. Một cảm giác bình tĩnh lạ lùng xâm chiếm và tôi ung dung tắm rửa, thay quần áo rồi đánh thức chồng để hỏi xem anh ấy có vui lòng đưa tôi đến bệnh viện không. Tôi chưa từng thấy người nào chuẩn bị sẵn sàng nhanh như anh lúc đó – 10 phút sau chúng tôi đã ở trong xe phóng tới bệnh viện. Về sau nghĩ lại, thực ra lúc đó chúng tôi vẫn kịp dừng lại để ăn nhẹ và uống cà phê dọc đường, nhưng vì là lần đầu tiên làm cha mẹ, chúng tôi đã cảm thấy lo sợ vô cùng.


Vào lúc 7g sáng, bác sĩ của tôi đến và tôi cảm thấy nhẹ nhõm một chút. Vẫn chưa có cơn co bóp dạ con nào nên bác sĩ chỉ định truyền thuốc kích thích chuyển dạ. Sau khi cơn co bóp đầu tiên xuất hiện, tôi không chịu đựng nổi cơn đau và gọi y tá yêu cầu bác sĩ mang ống tiêm đến THẬT NHANH. Tôi sẽ không thể sinh được nếu không có sự trợ giúp. Tôi biết là mình đã đầu hàng quá sớm nhưng hãy thử nghĩ xem, y học hiện đại là một điều kỳ diệu và nếu bạn không cần phải nếm trải cơn đau, thì tại sao lại không bỏ nó đi chứ!Tôi gần như thay đổi ý định khi nhìn thấy kim tiêm nhưng cơn đau đẻ đã nhanh chóng lấn chiếm cơ thể tôi, và trước khi biết đến nó thì thuốc gây tê ngoài màng cứng đã bắt đầu có tác dụng.


Chồng tôi, một người không hề hứng thú phải chứng kiến cảnh sinh nở bởi nó có khả năng khiến anh ấy ngất xỉu vì nhìn thấy máu, đã đứng chết lặng. Anh ấy theo dõi không sót 1 giây phút nào cơn chuyển dạ của tôi, và bị mê hoặc bởi những phép màu vừa xảy ra; đến nỗi quên mất nhiệm vụ giúp tôi hít thở. Sau 15 phút thở hổn hển và rặn, cộng với sự trợ giúp rạch âm đạo và kẹp pho xép, bác sĩ thông báo tôi đã có một bé trai khỏe mạnh nặng 3,4kg!!! Một bé trai chưa được đặt tên trong vài giờ đồng hồ đầu đời, bởi vì chúng tôi đã không hề nghĩ đến một cái tên con trai nào cả. Bé xinh đẹp và hoàn hảo. Bé chỉ khóc 1 chút lúc vừa chào đời, sau đó rất ngoan và nhanh chóng được đưa đi tắm rửa.


Trong 11 năm qua, Ryan chưa từng gây cho tôi rắc rối nào. và luôn đạt các cột mốc phát triển kỹ năng. Con lớn lên trở thành một cậu bé tình cảm, biết yêu thương và luôn ngoan ngoãn, mặc dù có một bà mẹ hơi ảo tưởng và bảo vệ con quá mức.


Phương pháp cảm ứng


Nếu nhận thấy sức khỏe của bạn hay của thai nhi bị đe dọa, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng phương pháp giục sinh. Sau tuần 41, nhau thai bắt đầu giảm tác dụng và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi khi không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho bé.


Nếu dạ con không co bóp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc oxytocin qua đường truyền tĩnh mạch để kích thích cơn chuyển dạ. Tác dụng của nội tiết tố tổng hợp này là để thay thế cho lượng nội tiết tố vốn được cơ thể tự tạo ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Có thể bạn sẽ phải truyền thuốc liên tục trong suốt thời gian sinh, vậy nên hãy trao đổi với nhân viên y tế để được thoải mái vận động để có thể chủ động đối phó với cơn đau do chuyển dạ gây ra.


Nếu quá trình chuyển dạ diễn ra chậm, hoặc cơn co bóp dạ con bỗng nhiên dừng lại thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng nội tiết tố oxytocin, được truyền nhỏ giọt, để giúp dạ con co bóp nhanh hơn, hoặc bắt đầu cơn chuyển dạ mới. Thuốc này thường sẽ có tác dụng co bóp mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.


Một phương pháp đầu tiên để giục sinh được sử dụng phổ biến là chất gel Prostaglandin. Chất này được bôi vào âm đạo và có tác dụng giúp cổ tử cung mềm ra, bắt đầu quá trình giãn nở. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn đến bệnhviện vào buổi tối để được bôi chất gel này vào âm đạo, sau đó thường là bạn sẽ được về nhà, và chờ đợi ca sinh nở bắt đầu.


 

Trong khung ruột bao giờ cũng phải có hơi từ phản ứng lên men phế phẩm dưới bàn tay thúc đẩy của vi khuẩn, nấm mốc sống thường trực trong lòng ruột. Nhờ hơi mà ruột có độ căng thích hợp để phân được thải ra ngoài “đúng cách” khiến bạn thở phào nhẹ nhõm.


Nhưng chuyện gì cũng phải có giới hạn. Thiếu hơi đương nhiên không xong vì táo bón không mời mà đến, nhưng nếu quá thừa hơi cũng tai hại không kém vì bạn vừa phải khó chịu với cảm giác khó tiêu, chướng bụng… vừa bị trì trệ tiến trình tiêu hóa rồi dẫn đến rối loạn biến dưỡng.



Thông thường, đầy hơi ít khi xảy ra nếu cơ thể không có bệnh trên đường tiêu hóa, nếu bạn có chế độ dinh dưỡng cân đối (không thiếu nước, không thiếu chất xơ), cũng như không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh sẽ khiến vi sinh “phe ta” bị diệt hàng loạt. Hơn nữa, phần lớn hơi trong khung ruột, nếu không bị ứ đọng trong đó quá lâu, sẽ được hấp thu vào máu rồi sau đó được thải ra ngoài qua đường hô hấp. Nói thế có nghĩa là cơ thể chắc chắn không vui gì nếu hơi được đưa vào máu là hơi độc tích lũy trong khung ruột!


Đáng nói là ngay cả ở người khỏe mạnh, đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu bị dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường Lactose trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến họ uống sữa bị đau bụng.


Lactose là đường chính có trong sữa và hầu hết các sản phẩm khác của sữa. Trong ruột non của bạn tạo ra enzyme lactase để giúp bạn tiêu hóa đường đó. Khi bạn không dung nạp lactose có nghĩa là trong ruột bạn không đủ lactase để tiêu hóa lactose. Mặc dù việc cơ thể không dung nạp lactose không thể chữa được nhưng nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể làm giảm hoặc loại bỏ được các triệu chứng khó chịu đó.


Cũng không hiếm trường hợp do bạn quá mạnh miệng với rau cải khiến lượng chất xơ lọt vào khung ruột trở thành món khó tiêu. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với bụng căng trướng chẳng khác gì mang thai, với hơi xả ra mùi xú uế, nếu bạn thường xuyên ăn các món dễ sinh hơi như củ hành, cải chua, bắp cải, trứng gia cầm, đậu…


May mắn cho chúng ta là giải pháp trong đa số trường hợp đầy hơi lại không quá phức tạp. Người theo “tây” có thể dùng thuốc chứa Simethicone (Air-X, Mylicon…) từ 1 đến 2 viên sau bữa ăn. Chất Simethicone này có cái hay là không ngấm vào máu nên không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng.


Còn nếu theo “đông” thì có thể thực hiện các phương pháp dưới đây:


– Chườm nóng vùng bẹ sườn bên phải và vùng quanh rốn.


– Xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi.


– Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà, quế, sa nhân.


– Cũng có thể nhấp ngụm rượu vang trắng có ngâm ít cọng thì là sau mỗi bữa ăn.


Không nên xem thường đầy hơi vì nó không chỉ khó chịu cho mình mà còn cho cả người lân cận. Đáng nói hơn nữa là các loại hơi “độc” trong ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng, đau đầu, mất ngủ, mụn nhọt…, thậm chí ung thư, hôn mê gan.

Chứng đầy bụng, khó tiêu là một dạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Hầu hết chứng khó tiêu được tự nó “giải quyết” bởi đó là chứng khó tiêu do chức năng, có nguồn gốc ở khu vực dạ dày tiếp giáp với ruột non (tá tràng).



Cũng có nhiều bác sĩ đưa ra giả thuyết cho rằng nguyên nhân do chuyển động bất thường xảy ra trong quá trình ép và thư giãn (nhu động) của các cơ dạ dày khi tiêu hóa thức ăn và chuyển đến tá tràng.


Mặt khác, khó tiêu cũng có thể do một số thuốc như thuốc giảm đau (đặc biệt là aspirin), thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, steroid… gây ra. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai đã lớn cũng hay gặp phải tình trạng khó tiêu.


Nhưng đôi khi chứng khó tiêu là biểu hiện của một số căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm hơn như loét dạ dày và tá tràng, trào ngược axit dạ dày-thực quản, nhiễm trùng dạ dày (do vi khuẩn và virus), hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mãn tính, bệnh tuyến giáp.


Việc hỗ trợ ăn uống để dạ dày tiêu hóa tốt hơn được xem là cách thông minh hơn cả là việc ngăn chặn khó tiêu bằng thuốc.


Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau:


Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn


Khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng


Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn


Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi


Thở phì phò, đi lại nặng nề


Đau bụng râm ran.


Có thể bị tiêu chảy, táo bón kèm theo.


Tình trạng trên xảy ra sau mỗi bữa ăn, nếu là nguyên nhân do thức ăn thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến suy kiệt. Đôi khi triệu chứng trên là biểu hiện của một dạng bệnh lý khác.


Với những người thường xuyên gặp chứng khó tiêu, việc hỗ trợ ăn uống để dạ dày tiêu hóa tốt hơn được xem là cách thông minh hơn cả là việc ngăn chặn khó tiêu bằng thuốc.


Một số trẻ bị giảm lượng men lactase giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa nên bị buồn nôn, uống sữa bị đau bụng nhẹ, có khi ói và tiêu chảy nhẹ. Phản ứng này hết ngay khi thải hết sữa ra khỏi cơ thể.


Cách đơn giản nhất để đẩy lùi triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là hãy ăn các loại thực phẩm như dưới đây nhé:


– Dứa:


Dứa có chứa bromelain và đây là một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng và di ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy bụng. Những người bị bệnh thận không nên ăn dứa vì trong dứa giàu bromelain, sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng của thận.


– Táo:


Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng. Trong táo có chứa các chất như axit tannic, bazơ hữu cơ… có tác dụng giảm tiết dịch. Ngoài ra, pectin trong táo có thể hấp thụ độc tố. Đối với chứng tiêu chảy nhẹ đơn thuần, ăn táo có thể ngừa tiêu chảy. Trong táo còn chứa cellulose có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện và giúp nhuận tràng.


– Đu đủ:


Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.


Đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa giúp đẩy khí và hơi dư thừa còn trong bụng.


– Cần tây:


Cần tây giúp giảm bớt lượng nước trữ trong cơ thể vì nó có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể giảm đi thì chứng đầy bụng cũng được đẩy lùi.


– Măng tây:


Măng tây khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn “tốt” trong đường ruột. Các vi khuẩn này có tác dụng làm giảm sự gia tăng của khí trong dạ dày và giảm chứng đầy bụng.


– Sữa chua:


Sữa chua ngoài chứa toàn bộ dinh dưỡng trong sữa, đặc điểm nổi bật trong sữa chua là giàu lactic, có thể phân hủy lactose trong sữa thành axit lactic.Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.


Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


– Trà bạc hà:


Một sản phẩm tự nhiên có giá trị cao trong việc điều trị chứng khó tiêu là tinh dầu bạc hà. Trà bạc hà có công dụng lợi tiểu mạnh và trợ giúp tiêu hóa bằng cách tiêu hủy mỡ thừa. Bổ sung bạc hà đã được chứng minh là một cách khá hữu ích trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn chức năng thông thường của ruột già. Gồm các hiện tượng uống sữa bị đau bụng, chức năng ruột bị thay đổi, táo bón, tiêu chảy, tăng tiết chất nhầy ruột, các triệu chứng khó tiêu (đầy hơi, buồn nôn, chán ăn), và mức độ khác nhau của sự lo lắng hoặc trầm cảm.


Ngoài ra, nếu không áp dụng những cách trên, bạn có thể trị đầy bụng bằng các cách sau đây:


Trà gừng cùng là một giải pháp hiệu quả đẩy lùi chứng chướng bụng, khó tiêu.


– Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.


– Uống nước chanh gừng, gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.


– Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.


– Dùng túi chườm ở vùng bụng và bẹ sườn phải hoặc có thể dùng khăn nóng để chườm.


– Ăn bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Nếu dạ dày phải làm việc liên tục do một lượng nhiều thức ăn được đưa vào sẽ làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể chảy máu dạ dày. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa.


– Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê: Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng và khó tiêu.


– Nhai thức ăn thật kỹ, tránh ăn quá nhiều


– Không hút thuốc và uống rượu.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Chưa cần siêu âm, bạn có thể đoán giới tính thai nhi qua những dấu hiệu nhận biết theo các phương pháp dân gian, trong đó một số dấu hiệu đã được khoa học chứng minh. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai bé trai mà mẹ có thể tự kiểm tra để sắm đồ sơ sinh cho em bé nhà mình nhé .



 


  1. Da mặt xấu đi

Nếu khi mang thai, da mặt bạn trở nên xấu xí, mụn nổi thật nhiều, mũi to, gần như không nhận ra vẻ đẹp xưa kia của bạn nữa, thì có khả năng em bé trong bụng bạn đang là một bé trai.


  1. Ốm nghén nặng

Ốm nghén là một triệu chứng mang thai bình thường , nhưng nếu bạn ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này lại kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai của bạn có thể bạn mang bầu một bé trai.


  1. Nước tiểu có màu vàng sáng

Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu nước tiểu có màu vàng sáng thì khả năng rất cao bạn đang mang bầu bé trai. Ngược lại nếu nước tiểu màu đục thì có nghĩa là bạn đang mang bầu bé gái. Tuy nhiên nếu nước tiểu đậm màu thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu nước và cần bổ sung nước ngay chứ không phải là bằng chứng bạn mang thai con trai hay con gái.


  1. Bụng bầu thấp

Quan niệm cổ xưa nhất cho rằng người phụ nữ có bụng bầu thấp và nhô ra sẽ sinh con trai, trong khi bụng bầu cao, gọn gàng sẽ sinh con gái. Tuy nhiên, vị trí em bé của bạn sẽ dần tụt xuống thấp trong thời gian cuối của thai kỳ, nên đây chưa phải là một dấu hiệu có thai bé trai đáng tin cậy.


  1. Kích thước bộ ngực

Bầu ngực gọn gàng, không quá lớn là dấu hiệu mang thai bé trai. Các nhà khoa học cho rằng bào thai là nam sản sinh nhiều testosterone hơn và khiến người mẹ tổn hao nhiều năng lượng hơn, vì chúng sẽ lớn hơn, tình trạng này làm kìm hãm sự nở ra của bầu ngực.


Dấu hiệu qua siêu âm


Khi siêu âm, bạn và bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn thấy khá rõ bộ phận sinh dục của bé để từ đó bạn sẽ biết bạn đang mang bầu một bé trai hay gái.


Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp này chính xác khoảng 80 – 90 %. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào vị trí của bé trong bụng bạn nếu nhìn thấy rõ ràng được bộ phận sinh dục.


Một số trẻ sơ sinh dường như luôn muốn che giấu điều này và luôn nằm ở tư thế khiến bác sĩ và phụ huynh rất khó nhận biết chính xác được là trai hay gái.

Bạn có thể thấy lúng túng khi chia sẻ việc này với người khác. Tuy nhiên, đây là những rối loạn hay gặp và bạn nên thẳng thắn trao đổi với bác sĩ. Điều quan trọng là bạn phải nói với bác sĩ về tất cả các triệu chứng tiêu hóa bạn gặp phải và tần suất xảy ra.


Bạn có thể bị một rối loạn tiêu hóa mạn tính như viêm đại tràng thể loét, bệnh Crohn hoặc bệnh tiêu chảy mỡ. Hoặc bạn có thể bị rối loạn chức năng đường ruột; hai dạng hay gặp nhất là hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C) và táo bón vô căn mạn tính (CIC).


IBS-C và CIC là gì?


IBS-C là một trong bốn phân nhóm chính của hội chứng ruột kích thích, một rối loạn chức năng tiêu hóa mạn tính do bất thường chức năng đường ruột, chứ không phải do các bất thường về cấu trúc hoặc sinh hóa.


Các triệu chứng IBS-C bao gồm đau bụng hoặc khó chịu, phân cứng, giảm nhu động ruột. Còn chưa rõ nguyên nhân gây IBS-C song bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố như tính quá mẫn của các dây thần kinh ruột, rối loạn chức năng trao đổi trục não-ruột. CIC cũng gây ra các triệu chứng tương tự như phân cứng và giảm nhu động ruột, nhưng thường không liên quan với đau.


Điều trị IBS-C và CIC như thế nào?


Trước hết bạn cần trao đổi với bác sĩ để có chẩn đoán và tìm cách điều trị phù hợp. Hãy nói cho bác sĩ biết chi tiết về các triệu chứng bạn gặp phải, tần suất của các triệu chứng và cả những biện pháp bạn đã từng áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng.


Mặc dù chưa có cách chữa IBS-C hoặc CIC nhưng có một số cách giúp kiểm soát các triệu chứng:


Thay đổi chế độ ăn: Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn có thể giúp làm mềm phân và chống táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm hoa  quả, rau xanh, đậu…Bạn nên tăng lượng chất xơ một cách từ từ để tránh nguy cơ đầy hơi hoặc chướng bụng. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, rượu và đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc soda vì chúng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.


Ngoài ra, nhiều người bị hội chứng ruột kích thích có thể không dung nạp với một số loại đường như fructose hoặc lactose. Hạn chế các thực phẩm chứa những loại đường này có thể giúp ích.


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Nhiều trẻ em khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose. Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chứng uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.



Uống nhiều nước: Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày đóng vai trò quan trọng để bổ sung nước cho cơ thể và hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn.


Tăng cường tập luyện, giảm stress: Stress và lo âu có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa. Tăng cường tập luyện như đi bộ hoặc tập yoga và học các kỹ thuật thư giãn sẽ giúp bạn đối phó với các tình huống căng thăng. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.


Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể là chưa đủ. Bác sĩ sẽ khuyến nghị các lựa chọn điều trị phù hợp với bệnh nhân dựa trên tình trạng và độ nặng của các triệu chứng IBS-C và CIC họ mắc phải. Điều quan trọng là bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ về  các cách điều trị có tác dụng hoặc không có tác dụng mà trước đây họ đã từng áp dụng.


Các thuốc bán tự do (OTC): Điều trị bằng các thuốc bán tự do như thuốc nhuận nhàng và thuốc làm mềm phân đều sẵn có và được cho phép sử dụng trong điều trị chứng táo bón không thường xuyên. Tuy nhiên, không nên sử dụng những sản phẩm này dài ngày mà không có sự theo dõi của bác sĩ và không dược FDA phê chuẩn cho điều trị IBS-C hoặc CIC.


Các thuốc kê đơn: Có các thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn để điều trị IBS-C và CIC.


Bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ về các triệu chứng để tìm ra cách điều trị phù hợp.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Không phải bao giờ sữa cũng tốt cho sức khỏe, nó không đội trời chung với các loại bệnh sau đây.



Viêm túi mật, viêm tuyến tụy. Với những người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy việc uống sữa sẽ làm gia tăng công suất làm việc cho mật và chất xúc tác mỡ tụy để tiêu hóa chất mỡ ở trong sữa. Khi uống sữa nhất là sữa bò có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.


Người mắc bệnh viêm thực quản. Thành phần chất béo trong sữa có thể dẫn đến hiện tượng co hẹp thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua. Các bác sỹ khuyến cáo không nên cho bệnh nhân viêm thực quản uống sữa nhất là sữa bò để giảm bợt động cơ làm việc của thành thực quản.


Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Do phải giảm lượng cholesterol trong máu, những người bị bệnh này nên hạn chế dùng sữa, hoặc nếu có yêu thích thì hãy chọn loại sữa đã tách kem. Ngay cả những loại chứa thành phần sữa như sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.


Bệnh Thiếu máu do thiếu sắt. Đối với các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt, khi uống sữa, loại khoáng chất đặc trưng này sẽ kết hợp với các thành phần muối canxi và phốt pho có trong sữa bò tạo thành hợp chất hoá học có tính hoà tan. Điều này không có lợi cho việc hấp thụ sắt của cơ thể.


Đau dạ dày. Sữa sau khi vào cơ thể sẽ lên men và kết hợp với các axit cộng với men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày. Các thành phần này hợp lại sẽ gây kích ứng những nơi bị viêm loét hoặc lớp niêm mạc trong thành dạ dày, làm cảm giác đau càng tăng lên.


Những người bệnh có hội chứng dễ bị kích thích ở đường ruột. Đặc điểm chứng bệnh này là sinh ra những phản ứng sinh lý của công năng do cơ bắp đường ruột vận động nhiều. Triệu chứng của nó có liên quan đến những nhân tố về tinh thần và dị ứng của thức ăn bao gồm dị ứng sữa bò và các chế phẩm của sữa.


Bất dung nạp đường lactose là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Những người dị ứng sữa. Có một số người, trong cơ thể không đủ hoặc thiếu hụt chất lactose anzyme, sau khi ăn sữa bò vào, chất lactose trong sữa bò khó được tiêu hóa và hấp thu, cho nên sinh ra trướng khí kết tràng, trung tiện nhiều, bụng đau, đi lỏng. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy ngưng sử dụng sữa khi mắc chứng bệnh này.

Khi bạn gặp khó tiêu, bao gồm các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi, danh sách những thực phẩm không nên ăn trở nên rất quan trọng.



Dưới đây là các loại thực phẩm cần biết để tránh khi bạn đang gặp rắc rối về đường tiêu hóa.


Các sản phẩm từ sữa


Một nhóm thực phẩm có thể khó tiêu hóa là sữa – chủ yếu là do đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa gây ra.


Khi lactose không được tiêu hóa đúng cách, chẳng hạn như ở những người không dung nạp lactose, sẽ xuất hiện khí và kết quả là đầy hơi.


Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lactose, nó đi vào ruột già, dẫn đến tiêu chảy hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn.


Khắc phục trường hợp này, hãy ăn sữa chua và phô mai cứng vì chúng không có lactose, hoặc bạn có thể thử sữa không chứa lactose.


Thực phẩm cay


Nếu bạn đang bị buồn nôn, tiêu chảy, hãy tránh lựa chọn loại thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, bao gồm các thức ăn cay.


Thức ăn cay không có ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại gây khó tiêu ở một số người khác.


Nói chung, bạn nên chọn các thức ăn nhạt khi đang gặp vấn đề tiêu hóa, và tuyệt đối tránh các loại gia vị nếu bạn nhạy cảm với chúng.


Thực phẩm có tính axit


Sốt cà chua và các loại trái cây có múi, chẳng hạn như chanh, cam, và bưởi là nhóm có tính axit và có thể gây ra vấn đề tiêu hóa.


Nhiều người không nhận ra rằng đồ uống có gas cũng có tính axit.Nếu bạn để lại một viên ngọc trai trong một ly soda qua đêm, nó sẽ bị hòa tan vào sáng hôm sau.


Khi bạn bị đau hay rối loạn dạ dày, hãy tránh các thực phẩm có tính axit.


Thực phẩm có chất béo


Đồ ăn có chất béo kích thích các cơn co thắt ở đường tiêu hóa, thậm chí có thể làm rỗng dạ dày và gây táo bón trầm trọng hoặc dẫn đến tiêu chảy.


Khi bạn đang trải qua một cơn khó tiêu, hãy giảm lượng chất béo trong thực đơn và ăn các bữa ăn nhỏ cách nhau vài tiếng trong suốt cả ngày. Điều này có thể làm giảm áp lực lên thành bụng của bạn.


Tránh ăn những loại chứa lượng chất béo nhiều như bơ, kem, thịt đỏ, phô mai, ít nhất là trong một thời gian.


Thực phẩm chiên qua dầu


Vấn đề với các loại thực phẩm chiên tương tự như với các loại thực phẩm béo – chúng có thể di chuyển quá nhanh dẫn đến tiêu chảy, hoặc ở lại trong đường tiêu hóa quá dài, khiến bạn cảm thấy no và đầy bụng.


Nhiều loại thực phẩm chiên ít chất xơ và mất nhiều thời gian để tiêu hóa.


Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với một trong hai vấn đề: tiêu chảy hoặc táo bón, bạn sẽ muốn tránh những loại thực phẩm chiên trong một thời gian.


Thực phẩm chế biến sẵn


Nếu bạn bị táo bón, tránh các thực phẩm đã chế biến bởi vì chúng thiếu chất xơ, giúp điều hòa nhu động ruột.


Thực phẩm chế biến cũng thường chứa chất bảo quản và màu nhân tạo. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các chất phụ gia sẽ cảm thấy khó chịu với vấn đề tiêu hóa.


Lưu ý rằng một số thực phẩm đóng gói chứa đường lactose, có thể dẫn tới đầy hơi và làm trầm trọng thêm bất kỳ sự khó chịu bạn đã trải qua.


Chất làm ngọt nhân tạo


Các chất làm ngọt nhân tạo gắn liền với vấn đề tiêu hóa là sorbitol.


Loại chất gây khó khăn cho đường tiêu hóa này được tìm thấy trong một số loại trái cây tự nhiên, bao gồm mận, táo và đào, và cũng có thể được sử dụng để làm ngọt kẹo cao su và xuất hiện trong chế độ ăn uống.


Một khi sorbitol đến ruột già, nó thường tạo ra khí, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy, hãy đọc kĩ nhãn thực phẩm để có thể tránh sorbitol.


Rượu


Về mặt dinh dưỡng, rượu không có nhiều giá trị vì nó không có protein, vitamin hay các chất dinh dưỡng khác.


Rượu khá độc hại cho niêm mạc dạ dày và làm thay đổi chuyển hóa ở gan. Uống quá nhiều có thể gây ra chứng khó tiêu trong số những vấn đề sức khỏe khác.


Điều độ khi uống rượu chính là chìa khóa giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi thức uống này.


Cafein


Cafein kích thích nhu động đường tiêu hóa, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn. Quá nhiều cafein có thể khiến cho bất cứ ai gặp rắc rối với bệnh tiêu chảy.


Vì vậy, nếu bạn đã có tiền sử bị tiêu chảy, cafein sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn.


Không nên chỉ đơn giản là ngừng uống cà phê, hãy nhớ rằng trà, soda, và sô cô la là các nguồn khác của cafein, và chúng ta cần tránh đến khi các rắc rối về tiêu hóa biến mất.


Đồ ăn ngọt hoặc mặn


Cơ thể bạn sẽ không muốn tiêu hóa thức ăn có quá ngọt hay mặn.


Khi bạn đang bị bệnh, bạn muốn một cái gì đó dễ tiêu hóa. Một số người hay buồn nôn do bị ảnh hưởng bởi lượng đường.


Socola là thủ phạm trong nhiều vấn đề tiêu hóa, bao gồm cả chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày.


Thực phẩm bị hỏng


Nhiều loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ không còn tốt, như trứng, sản phẩm sữa, và thịt.


Vi khuẩn Salmonella và E. coli cũng có thể di chuyển từ thịt sống sang rau và trái cây. Ăn những thực phẩm nhiễm độc có thể gây ra vấn đề tiêu hóa hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề hiện có như tiêu chảy và ói mửa.


Hãy nhận biết các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm – đau cơ, mệt mỏi và đau bụng – vì ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa tính mạng mỗi người.