Hiển thị các bài đăng có nhãn lactose. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lactose. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Trong khung ruột bao giờ cũng phải có hơi từ phản ứng lên men phế phẩm dưới bàn tay thúc đẩy của vi khuẩn, nấm mốc sống thường trực trong lòng ruột. Nhờ hơi mà ruột có độ căng thích hợp để phân được thải ra ngoài “đúng cách” khiến bạn thở phào nhẹ nhõm.


Nhưng chuyện gì cũng phải có giới hạn. Thiếu hơi đương nhiên không xong vì táo bón không mời mà đến, nhưng nếu quá thừa hơi cũng tai hại không kém vì bạn vừa phải khó chịu với cảm giác khó tiêu, chướng bụng… vừa bị trì trệ tiến trình tiêu hóa rồi dẫn đến rối loạn biến dưỡng.



Thông thường, đầy hơi ít khi xảy ra nếu cơ thể không có bệnh trên đường tiêu hóa, nếu bạn có chế độ dinh dưỡng cân đối (không thiếu nước, không thiếu chất xơ), cũng như không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh sẽ khiến vi sinh “phe ta” bị diệt hàng loạt. Hơn nữa, phần lớn hơi trong khung ruột, nếu không bị ứ đọng trong đó quá lâu, sẽ được hấp thu vào máu rồi sau đó được thải ra ngoài qua đường hô hấp. Nói thế có nghĩa là cơ thể chắc chắn không vui gì nếu hơi được đưa vào máu là hơi độc tích lũy trong khung ruột!


Đáng nói là ngay cả ở người khỏe mạnh, đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu bị dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường Lactose trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến họ uống sữa bị đau bụng.


Lactose là đường chính có trong sữa và hầu hết các sản phẩm khác của sữa. Trong ruột non của bạn tạo ra enzyme lactase để giúp bạn tiêu hóa đường đó. Khi bạn không dung nạp lactose có nghĩa là trong ruột bạn không đủ lactase để tiêu hóa lactose. Mặc dù việc cơ thể không dung nạp lactose không thể chữa được nhưng nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể làm giảm hoặc loại bỏ được các triệu chứng khó chịu đó.


Cũng không hiếm trường hợp do bạn quá mạnh miệng với rau cải khiến lượng chất xơ lọt vào khung ruột trở thành món khó tiêu. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với bụng căng trướng chẳng khác gì mang thai, với hơi xả ra mùi xú uế, nếu bạn thường xuyên ăn các món dễ sinh hơi như củ hành, cải chua, bắp cải, trứng gia cầm, đậu…


May mắn cho chúng ta là giải pháp trong đa số trường hợp đầy hơi lại không quá phức tạp. Người theo “tây” có thể dùng thuốc chứa Simethicone (Air-X, Mylicon…) từ 1 đến 2 viên sau bữa ăn. Chất Simethicone này có cái hay là không ngấm vào máu nên không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng.


Còn nếu theo “đông” thì có thể thực hiện các phương pháp dưới đây:


– Chườm nóng vùng bẹ sườn bên phải và vùng quanh rốn.


– Xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi.


– Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà, quế, sa nhân.


– Cũng có thể nhấp ngụm rượu vang trắng có ngâm ít cọng thì là sau mỗi bữa ăn.


Không nên xem thường đầy hơi vì nó không chỉ khó chịu cho mình mà còn cho cả người lân cận. Đáng nói hơn nữa là các loại hơi “độc” trong ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng, đau đầu, mất ngủ, mụn nhọt…, thậm chí ung thư, hôn mê gan.

Chứng đầy bụng, khó tiêu là một dạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Hầu hết chứng khó tiêu được tự nó “giải quyết” bởi đó là chứng khó tiêu do chức năng, có nguồn gốc ở khu vực dạ dày tiếp giáp với ruột non (tá tràng).



Cũng có nhiều bác sĩ đưa ra giả thuyết cho rằng nguyên nhân do chuyển động bất thường xảy ra trong quá trình ép và thư giãn (nhu động) của các cơ dạ dày khi tiêu hóa thức ăn và chuyển đến tá tràng.


Mặt khác, khó tiêu cũng có thể do một số thuốc như thuốc giảm đau (đặc biệt là aspirin), thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, steroid… gây ra. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai đã lớn cũng hay gặp phải tình trạng khó tiêu.


Nhưng đôi khi chứng khó tiêu là biểu hiện của một số căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm hơn như loét dạ dày và tá tràng, trào ngược axit dạ dày-thực quản, nhiễm trùng dạ dày (do vi khuẩn và virus), hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mãn tính, bệnh tuyến giáp.


Việc hỗ trợ ăn uống để dạ dày tiêu hóa tốt hơn được xem là cách thông minh hơn cả là việc ngăn chặn khó tiêu bằng thuốc.


Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau:


Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn


Khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng


Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn


Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi


Thở phì phò, đi lại nặng nề


Đau bụng râm ran.


Có thể bị tiêu chảy, táo bón kèm theo.


Tình trạng trên xảy ra sau mỗi bữa ăn, nếu là nguyên nhân do thức ăn thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến suy kiệt. Đôi khi triệu chứng trên là biểu hiện của một dạng bệnh lý khác.


Với những người thường xuyên gặp chứng khó tiêu, việc hỗ trợ ăn uống để dạ dày tiêu hóa tốt hơn được xem là cách thông minh hơn cả là việc ngăn chặn khó tiêu bằng thuốc.


Một số trẻ bị giảm lượng men lactase giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa nên bị buồn nôn, uống sữa bị đau bụng nhẹ, có khi ói và tiêu chảy nhẹ. Phản ứng này hết ngay khi thải hết sữa ra khỏi cơ thể.


Cách đơn giản nhất để đẩy lùi triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là hãy ăn các loại thực phẩm như dưới đây nhé:


– Dứa:


Dứa có chứa bromelain và đây là một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng và di ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy bụng. Những người bị bệnh thận không nên ăn dứa vì trong dứa giàu bromelain, sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng của thận.


– Táo:


Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng. Trong táo có chứa các chất như axit tannic, bazơ hữu cơ… có tác dụng giảm tiết dịch. Ngoài ra, pectin trong táo có thể hấp thụ độc tố. Đối với chứng tiêu chảy nhẹ đơn thuần, ăn táo có thể ngừa tiêu chảy. Trong táo còn chứa cellulose có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện và giúp nhuận tràng.


– Đu đủ:


Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.


Đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa giúp đẩy khí và hơi dư thừa còn trong bụng.


– Cần tây:


Cần tây giúp giảm bớt lượng nước trữ trong cơ thể vì nó có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể giảm đi thì chứng đầy bụng cũng được đẩy lùi.


– Măng tây:


Măng tây khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn “tốt” trong đường ruột. Các vi khuẩn này có tác dụng làm giảm sự gia tăng của khí trong dạ dày và giảm chứng đầy bụng.


– Sữa chua:


Sữa chua ngoài chứa toàn bộ dinh dưỡng trong sữa, đặc điểm nổi bật trong sữa chua là giàu lactic, có thể phân hủy lactose trong sữa thành axit lactic.Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.


Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


– Trà bạc hà:


Một sản phẩm tự nhiên có giá trị cao trong việc điều trị chứng khó tiêu là tinh dầu bạc hà. Trà bạc hà có công dụng lợi tiểu mạnh và trợ giúp tiêu hóa bằng cách tiêu hủy mỡ thừa. Bổ sung bạc hà đã được chứng minh là một cách khá hữu ích trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn chức năng thông thường của ruột già. Gồm các hiện tượng uống sữa bị đau bụng, chức năng ruột bị thay đổi, táo bón, tiêu chảy, tăng tiết chất nhầy ruột, các triệu chứng khó tiêu (đầy hơi, buồn nôn, chán ăn), và mức độ khác nhau của sự lo lắng hoặc trầm cảm.


Ngoài ra, nếu không áp dụng những cách trên, bạn có thể trị đầy bụng bằng các cách sau đây:


Trà gừng cùng là một giải pháp hiệu quả đẩy lùi chứng chướng bụng, khó tiêu.


– Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.


– Uống nước chanh gừng, gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.


– Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.


– Dùng túi chườm ở vùng bụng và bẹ sườn phải hoặc có thể dùng khăn nóng để chườm.


– Ăn bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Nếu dạ dày phải làm việc liên tục do một lượng nhiều thức ăn được đưa vào sẽ làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể chảy máu dạ dày. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa.


– Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê: Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng và khó tiêu.


– Nhai thức ăn thật kỹ, tránh ăn quá nhiều


– Không hút thuốc và uống rượu.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Bạn có thể thấy lúng túng khi chia sẻ việc này với người khác. Tuy nhiên, đây là những rối loạn hay gặp và bạn nên thẳng thắn trao đổi với bác sĩ. Điều quan trọng là bạn phải nói với bác sĩ về tất cả các triệu chứng tiêu hóa bạn gặp phải và tần suất xảy ra.


Bạn có thể bị một rối loạn tiêu hóa mạn tính như viêm đại tràng thể loét, bệnh Crohn hoặc bệnh tiêu chảy mỡ. Hoặc bạn có thể bị rối loạn chức năng đường ruột; hai dạng hay gặp nhất là hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C) và táo bón vô căn mạn tính (CIC).


IBS-C và CIC là gì?


IBS-C là một trong bốn phân nhóm chính của hội chứng ruột kích thích, một rối loạn chức năng tiêu hóa mạn tính do bất thường chức năng đường ruột, chứ không phải do các bất thường về cấu trúc hoặc sinh hóa.


Các triệu chứng IBS-C bao gồm đau bụng hoặc khó chịu, phân cứng, giảm nhu động ruột. Còn chưa rõ nguyên nhân gây IBS-C song bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố như tính quá mẫn của các dây thần kinh ruột, rối loạn chức năng trao đổi trục não-ruột. CIC cũng gây ra các triệu chứng tương tự như phân cứng và giảm nhu động ruột, nhưng thường không liên quan với đau.


Điều trị IBS-C và CIC như thế nào?


Trước hết bạn cần trao đổi với bác sĩ để có chẩn đoán và tìm cách điều trị phù hợp. Hãy nói cho bác sĩ biết chi tiết về các triệu chứng bạn gặp phải, tần suất của các triệu chứng và cả những biện pháp bạn đã từng áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng.


Mặc dù chưa có cách chữa IBS-C hoặc CIC nhưng có một số cách giúp kiểm soát các triệu chứng:


Thay đổi chế độ ăn: Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn có thể giúp làm mềm phân và chống táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm hoa  quả, rau xanh, đậu…Bạn nên tăng lượng chất xơ một cách từ từ để tránh nguy cơ đầy hơi hoặc chướng bụng. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, rượu và đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc soda vì chúng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.


Ngoài ra, nhiều người bị hội chứng ruột kích thích có thể không dung nạp với một số loại đường như fructose hoặc lactose. Hạn chế các thực phẩm chứa những loại đường này có thể giúp ích.


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Nhiều trẻ em khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose. Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chứng uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.



Uống nhiều nước: Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày đóng vai trò quan trọng để bổ sung nước cho cơ thể và hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn.


Tăng cường tập luyện, giảm stress: Stress và lo âu có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa. Tăng cường tập luyện như đi bộ hoặc tập yoga và học các kỹ thuật thư giãn sẽ giúp bạn đối phó với các tình huống căng thăng. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.


Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể là chưa đủ. Bác sĩ sẽ khuyến nghị các lựa chọn điều trị phù hợp với bệnh nhân dựa trên tình trạng và độ nặng của các triệu chứng IBS-C và CIC họ mắc phải. Điều quan trọng là bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ về  các cách điều trị có tác dụng hoặc không có tác dụng mà trước đây họ đã từng áp dụng.


Các thuốc bán tự do (OTC): Điều trị bằng các thuốc bán tự do như thuốc nhuận nhàng và thuốc làm mềm phân đều sẵn có và được cho phép sử dụng trong điều trị chứng táo bón không thường xuyên. Tuy nhiên, không nên sử dụng những sản phẩm này dài ngày mà không có sự theo dõi của bác sĩ và không dược FDA phê chuẩn cho điều trị IBS-C hoặc CIC.


Các thuốc kê đơn: Có các thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn để điều trị IBS-C và CIC.


Bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ về các triệu chứng để tìm ra cách điều trị phù hợp.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Không phải bao giờ sữa cũng tốt cho sức khỏe, nó không đội trời chung với các loại bệnh sau đây.



Viêm túi mật, viêm tuyến tụy. Với những người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy việc uống sữa sẽ làm gia tăng công suất làm việc cho mật và chất xúc tác mỡ tụy để tiêu hóa chất mỡ ở trong sữa. Khi uống sữa nhất là sữa bò có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.


Người mắc bệnh viêm thực quản. Thành phần chất béo trong sữa có thể dẫn đến hiện tượng co hẹp thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua. Các bác sỹ khuyến cáo không nên cho bệnh nhân viêm thực quản uống sữa nhất là sữa bò để giảm bợt động cơ làm việc của thành thực quản.


Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Do phải giảm lượng cholesterol trong máu, những người bị bệnh này nên hạn chế dùng sữa, hoặc nếu có yêu thích thì hãy chọn loại sữa đã tách kem. Ngay cả những loại chứa thành phần sữa như sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.


Bệnh Thiếu máu do thiếu sắt. Đối với các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt, khi uống sữa, loại khoáng chất đặc trưng này sẽ kết hợp với các thành phần muối canxi và phốt pho có trong sữa bò tạo thành hợp chất hoá học có tính hoà tan. Điều này không có lợi cho việc hấp thụ sắt của cơ thể.


Đau dạ dày. Sữa sau khi vào cơ thể sẽ lên men và kết hợp với các axit cộng với men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày. Các thành phần này hợp lại sẽ gây kích ứng những nơi bị viêm loét hoặc lớp niêm mạc trong thành dạ dày, làm cảm giác đau càng tăng lên.


Những người bệnh có hội chứng dễ bị kích thích ở đường ruột. Đặc điểm chứng bệnh này là sinh ra những phản ứng sinh lý của công năng do cơ bắp đường ruột vận động nhiều. Triệu chứng của nó có liên quan đến những nhân tố về tinh thần và dị ứng của thức ăn bao gồm dị ứng sữa bò và các chế phẩm của sữa.


Bất dung nạp đường lactose là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Những người dị ứng sữa. Có một số người, trong cơ thể không đủ hoặc thiếu hụt chất lactose anzyme, sau khi ăn sữa bò vào, chất lactose trong sữa bò khó được tiêu hóa và hấp thu, cho nên sinh ra trướng khí kết tràng, trung tiện nhiều, bụng đau, đi lỏng. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy ngưng sử dụng sữa khi mắc chứng bệnh này.

Khi bạn gặp khó tiêu, bao gồm các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi, danh sách những thực phẩm không nên ăn trở nên rất quan trọng.



Dưới đây là các loại thực phẩm cần biết để tránh khi bạn đang gặp rắc rối về đường tiêu hóa.


Các sản phẩm từ sữa


Một nhóm thực phẩm có thể khó tiêu hóa là sữa – chủ yếu là do đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa gây ra.


Khi lactose không được tiêu hóa đúng cách, chẳng hạn như ở những người không dung nạp lactose, sẽ xuất hiện khí và kết quả là đầy hơi.


Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lactose, nó đi vào ruột già, dẫn đến tiêu chảy hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn.


Khắc phục trường hợp này, hãy ăn sữa chua và phô mai cứng vì chúng không có lactose, hoặc bạn có thể thử sữa không chứa lactose.


Thực phẩm cay


Nếu bạn đang bị buồn nôn, tiêu chảy, hãy tránh lựa chọn loại thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, bao gồm các thức ăn cay.


Thức ăn cay không có ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại gây khó tiêu ở một số người khác.


Nói chung, bạn nên chọn các thức ăn nhạt khi đang gặp vấn đề tiêu hóa, và tuyệt đối tránh các loại gia vị nếu bạn nhạy cảm với chúng.


Thực phẩm có tính axit


Sốt cà chua và các loại trái cây có múi, chẳng hạn như chanh, cam, và bưởi là nhóm có tính axit và có thể gây ra vấn đề tiêu hóa.


Nhiều người không nhận ra rằng đồ uống có gas cũng có tính axit.Nếu bạn để lại một viên ngọc trai trong một ly soda qua đêm, nó sẽ bị hòa tan vào sáng hôm sau.


Khi bạn bị đau hay rối loạn dạ dày, hãy tránh các thực phẩm có tính axit.


Thực phẩm có chất béo


Đồ ăn có chất béo kích thích các cơn co thắt ở đường tiêu hóa, thậm chí có thể làm rỗng dạ dày và gây táo bón trầm trọng hoặc dẫn đến tiêu chảy.


Khi bạn đang trải qua một cơn khó tiêu, hãy giảm lượng chất béo trong thực đơn và ăn các bữa ăn nhỏ cách nhau vài tiếng trong suốt cả ngày. Điều này có thể làm giảm áp lực lên thành bụng của bạn.


Tránh ăn những loại chứa lượng chất béo nhiều như bơ, kem, thịt đỏ, phô mai, ít nhất là trong một thời gian.


Thực phẩm chiên qua dầu


Vấn đề với các loại thực phẩm chiên tương tự như với các loại thực phẩm béo – chúng có thể di chuyển quá nhanh dẫn đến tiêu chảy, hoặc ở lại trong đường tiêu hóa quá dài, khiến bạn cảm thấy no và đầy bụng.


Nhiều loại thực phẩm chiên ít chất xơ và mất nhiều thời gian để tiêu hóa.


Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với một trong hai vấn đề: tiêu chảy hoặc táo bón, bạn sẽ muốn tránh những loại thực phẩm chiên trong một thời gian.


Thực phẩm chế biến sẵn


Nếu bạn bị táo bón, tránh các thực phẩm đã chế biến bởi vì chúng thiếu chất xơ, giúp điều hòa nhu động ruột.


Thực phẩm chế biến cũng thường chứa chất bảo quản và màu nhân tạo. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các chất phụ gia sẽ cảm thấy khó chịu với vấn đề tiêu hóa.


Lưu ý rằng một số thực phẩm đóng gói chứa đường lactose, có thể dẫn tới đầy hơi và làm trầm trọng thêm bất kỳ sự khó chịu bạn đã trải qua.


Chất làm ngọt nhân tạo


Các chất làm ngọt nhân tạo gắn liền với vấn đề tiêu hóa là sorbitol.


Loại chất gây khó khăn cho đường tiêu hóa này được tìm thấy trong một số loại trái cây tự nhiên, bao gồm mận, táo và đào, và cũng có thể được sử dụng để làm ngọt kẹo cao su và xuất hiện trong chế độ ăn uống.


Một khi sorbitol đến ruột già, nó thường tạo ra khí, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy, hãy đọc kĩ nhãn thực phẩm để có thể tránh sorbitol.


Rượu


Về mặt dinh dưỡng, rượu không có nhiều giá trị vì nó không có protein, vitamin hay các chất dinh dưỡng khác.


Rượu khá độc hại cho niêm mạc dạ dày và làm thay đổi chuyển hóa ở gan. Uống quá nhiều có thể gây ra chứng khó tiêu trong số những vấn đề sức khỏe khác.


Điều độ khi uống rượu chính là chìa khóa giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi thức uống này.


Cafein


Cafein kích thích nhu động đường tiêu hóa, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn. Quá nhiều cafein có thể khiến cho bất cứ ai gặp rắc rối với bệnh tiêu chảy.


Vì vậy, nếu bạn đã có tiền sử bị tiêu chảy, cafein sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn.


Không nên chỉ đơn giản là ngừng uống cà phê, hãy nhớ rằng trà, soda, và sô cô la là các nguồn khác của cafein, và chúng ta cần tránh đến khi các rắc rối về tiêu hóa biến mất.


Đồ ăn ngọt hoặc mặn


Cơ thể bạn sẽ không muốn tiêu hóa thức ăn có quá ngọt hay mặn.


Khi bạn đang bị bệnh, bạn muốn một cái gì đó dễ tiêu hóa. Một số người hay buồn nôn do bị ảnh hưởng bởi lượng đường.


Socola là thủ phạm trong nhiều vấn đề tiêu hóa, bao gồm cả chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày.


Thực phẩm bị hỏng


Nhiều loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ không còn tốt, như trứng, sản phẩm sữa, và thịt.


Vi khuẩn Salmonella và E. coli cũng có thể di chuyển từ thịt sống sang rau và trái cây. Ăn những thực phẩm nhiễm độc có thể gây ra vấn đề tiêu hóa hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề hiện có như tiêu chảy và ói mửa.


Hãy nhận biết các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm – đau cơ, mệt mỏi và đau bụng – vì ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa tính mạng mỗi người.


 

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, Vinamilk trong 2 ngày 14 và 15.10, tiếp tục phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phổ biến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi” cho gần 1000 người cao tuổi ở Hà Nội.



Tại chương trình, Vinamilk đã tổ chức đo loãng xương cho người tiêu dùng. Việc đo loãng xương nhằm giúp người tiêu dùng phát hiện và phòng ngừa loãng xương, để bổ sung kịp thời các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù và các chế phẩm từ sữa; có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục hợp lý…giúp cho người cao tuổi cải thiện tình trạng sức khỏe, gia tăng tuổi thọ để sống lâu hơn với con cháu.


Vinamilk tổ chức đo loãng xương cho người cao tuổi Hà Nội, giúp người cao tuổi phát hiện và phòng ngừa loãng xương


Người cao tuổi tìm hiểu về các sản phẩm dinh dưỡng của Vinamilk tại Hội thảo


Tại Hội thảo ở Hà Nội, BS Phạm Thị Thúy Hòa – Viện trưởng Viện dinh dưỡng ứng dụng, Viện Dinh dưỡng Việt Nam đã chia sẻ thông tin “Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi”. Bác sĩ Phạm Thị Thúy Hòa cho biết: “Tính đến năm 2011, Việt Nam có khoảng hơn 8,6 triệu người cao tuổi (trên 60 tuổi), chiếm đến gần 10% dân số. Người cao tuổi có các thay đổi cơ thể và cần khắc phục như sau: Về hệ tiêu hóa, giảm tiết nước bọt, dịch vị và hệ thống men tiêu hóa, răng yếu và hỏng theo tuổi. Vì vậy người cao tuổi thường ăn ít hơn, khó tiêu hơn và thiếu chất dinh dưỡng nhiều hơn. Để khắc phục, người cao tuổi cần chia nhỏ bữa, ăn thêm bữa phụ, nấu mềm dễ nhai và nuốt, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Về chuyển hóa: từ sau 30 tuổi tỷ lệ chuyển hóa giảm 1% mỗi năm. Điều hòa chuyển hóa G, P, L đều giảm theo tuổi.


Hậu quả: các bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn tới các bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường, suy nhược…Người cao tuổi cần khắc phục: Duy trì khối cơ bằng tập thể dụcgiảm ăn mỡ, tăng ăn dầu thực vật, tăng thực phẩm thực vật. Người cao tuổi cũng là lứa tuổi mất xương, do các hormon tăng trưởng giảm, chuyển hóa can xi giảm, Ostrogen (ức chế tế bào hủy xương), Testosterol (tạo xương) giảm. Để khắc phục người cao tuổi cần dùng sữa, cá, tôm loại nhỏ, cua đồng… ; tắm nắng; tập thể dục để tăng lắng đọng xương và thăng bằng…


Ông Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Kinh doanh miền Bắc, Vinamilk chia sẻ với người tiêu dùng Hà Nội những thông tin về công ty


Cũng tại các Hội thảo, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện Ngành hàng sữa nước, và đại diện Ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi, sản phẩm Sữa Tiệt Trùng Flex không Lactoza – không chứa lactose.


Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Hiện nay Vinamilk có nhiều sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Vinamilk Sure Prevent là giải pháp dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày của người lớn tuổi với công thức 3 TỐT: giúp ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương. Vinamilk Sure Prevent còn được bổ sung Plant Sterol – chất béo được chiết xuất tự nhiên từ thực vật giúp giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch; Vinamilk CanxiPro – sản phẩm bổ sung Canxi giúp xương chắc khoẻ, đặc biệt Vinamilk CanxiPro là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được bổ sung đạm Collagen thủy phân giúp nuôi dưỡng, củng cố các khớp xương và sụn, nhờ vậy khớp thêm dẻo dai và linh hoạt; Vinamilk Diecerna – sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.


Hội thảo Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi do Vinamilk tổ chức thu hút gần 1000 người tiêu dùng Hà Nội tham dự


Sản phẩm mới Sữa Tiệt Trùng Flex Không Lactoza, bổ sung thêm Canxi & Vitamin D giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng không sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

  1. Đường tinh luyện

Những món ăn ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm tăng lượng insulin và dẫn đến sự biến động trong lượng đường huyết. Robynne Chutkan, phó giáo sư khoa tiêu hóa của Bệnh viện ĐH Georgetowwn, Washington D.C cho biết: “Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, nhưng sự thay đổi lượng đường huyết có thể làm bạn bị run và cảm thấy lạnh. Điều đó không tốt cho tình trạng đau bụng của bạn”.


  1. Các sản phẩm làm từ sữa

Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn.



Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


  1. Chocolate và thức ăn chứa caffeine

Lý do khiến những người đau bụng nhạy cảm hơn với chocolate và cà phê là chúng ảnh hưởng đến các cơ thực quản và gây ra chứng trào ngược. Hơn nữa caffeine sẽ làm bạn bị tiêu chảy. Và như đã giải thích ở trên, chocolate chứa sữa cũng có thể khiến bạn khó tiêu.


  1. Thức ăn nhiều chất béo

Kem tươi hay các loại thịt đều là thức ăn nhiều chất béo. Chất béo trong thức ăn kích thích một số cơ quan thụ cảm trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy trướng bụng.


  1. Thức ăn nhiều axit

Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều axit khi đau bụng


Các loại trái cây thuộc họ cam chanh và sản phẩm làm từ cà chua có khả năng làm axit trào ngược. Vì thực chất cà chua cũng là loại quả chứa rất nhiều axit. Nguyên tắc này cũng áp dụng với nước trái cây chiết xuất từ cam, chanh. Tuy nhiên, thay vào đó bạn vẫn có thể uống nước táo.


  1. Đồ uống có cồn

Như nhiều loại thực phẩm khác trong danh sách này, đồ uống có cồn như rượu, bia có thể lầm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chúng có chứa các chất hóa học khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Và đặc biệt không tốt cho những người đã có tiền sử bệnh gan.


  1. Thực phẩm chế biến

Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn khi đau bụng


Thực phẩm chế biến với hạn sử dụng lâu thường chứa nhiều chất phụ gia ví dụ hất bảo quản. Vì thế, khi bị đau bụng, bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp.

Như quả bom nổ! trong khoảng giữa các thập niên 1980 – 2008, số người mắc bệnh béo phì tăng gấp đôi trên toàn thế giới, có thể đạt đến 500 triệu người theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tức là 1 trên 15 người! Và gần 1 trên 19 (tức khoảng 371 triệu) người mắc bệnh đái tháo đường.



Trước đây, hai bệnh này chỉ dành riêng cho những nước giàu nhưng bây giờ thì toàn thế giới. Cái gì đã gây ra cơn đại dịch này? Các chuyên gia đã khẳng định đó là đường. Hơn cả mỡ, đường là nguồn gốc của bệnh đái tháo đường, béo phì và từ đó phát sinh ra một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng.


Gluxit rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. 1g gluxit đem lại cho cơ thể 4 Kcal, tương đương với protein và ít hơn 2 lần so với mỡ (lipid). Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Vì vậy, lượng đường trong máu, được gọi là đường huyết, được giữ ở mức cố định (từ 0,6 đến 1g/lít).


Gluxit được chia làm hai nhóm. Gluxit đơn giản, được gọi là đường, bao gồm: glucose, maltose và fructose (được gọi là đường đơn); saccarose và lactose, được gọi là đường kép (gồm 2 phân tử đường đơn). Các loại đường này hiện diện tự nhiên trong các loại cây trái, một vài loại quả đậu như cà-rốt, củ cải đường hay trong mật ong, sữa. Tất cả chúng đều có vị ngọt. Trong khi gluxit phức hợp thì không có tính chất đó, thường được gọi là “đường chậm”. Chúng được cung cấp bởi họ đậu (như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng…), khoai tây và ngũ cốc. Đường phức hợp thường được tiêu hóa chậm hơn nhiều so với đường đơn giản.


Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Tại Pháp, một nửa gluxit đơn giản được ngốn vào cơ thể là do thức ăn tự nhiên. Một nửa còn lại tương ứng với đường phụ gia. Các đường phụ gia này bao gồm một phần là đường thẻ cho thêm vào sữa chua (yaourt) hay cà phê. Phần còn lại, đường được thêm vào trong các thực phẩm công nghiệp. Chắc chắn là để cho ngon hơn nhưng cũng để cho hấp dẫn hơn nhờ màu sắc và hương vị hoặc để làm cho quá trình lên men nhanh hơn (bánh mì). Hơn 80% lượng đường được bán ở Pháp là được trộn lẫn trong thức ăn công nghiệp.


Vì vậy, mãi lực của một số sản phẩm chế biến công nghiệp có đường đã bùng nổ: thí dụ như mứt để phết lên bánh mì… đã tăng gấp đôi vào năm 2007 so với 1995. Người Pháp còn nốc ngày càng nhiều các loại nước soda, gần 56 lít mỗi người một năm.


Ðường – “Sát thủ” tiềm năng


Gan nhiễm mỡ quan sát bên ngoài và dưới kính hiển vi


Như vậy, để bảo vệ sức khỏe cần giới hạn gluxit đơn giản ở mức nào? Cơ quan Quốc gia An toàn thực phẩm (Anses) của Pháp cũng không quy định chính xác mức nào, chỉ khuyến cáo giảm lượng đường ăn vào khoảng 25%. Thật khó đánh giá! Trong khi càng ngày đường càng tấn công khắp các “mặt trận”, ngay cả những thức ăn ướp muối kinh điển như súp, nước xốt, thịt ướp, thức ăn chế biến sẵn…


Một công trình nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu khoa học Inserm, Pháp, công bố vào tháng 2/2013, cho biết những phụ nữ uống nước ngọt trung bình khoảng 1-1,7 lít mỗi tuần, có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao hơn 30% so với người không uống. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì các thức uống này chứa một lượng tương đương với 20 viên đường mỗi lít. Từ lượng đường được “du nhập” vào cơ thể theo cách “thụ động” này khiến não bộ không thể ghi nhớ được là đang hấp thu một loại thực phẩm. Như vậy, 1 lít coca cung cấp 420Kcal! Do đó, tiêu thụ các loại nước ngọt giải khát sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và đó cũng là nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.


Một tham số khác không thể thiếu được trong “cuộc chơi” này, đó là chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết được các nhà dinh dưỡng học ứng dụng từ lâu, được dùng để định lượng nồng độ đường trong máu. Chỉ số đường huyết bình thường nằm trong khoảng từ 0,6 – 1g/l (hay 4-6 mmol/l).


Nước giải khát nhẹ có phải là không có hại không?


Hình như là không. Công trình nghiên cứu cho thấy nguy cơ đái tháo đường tăng gấp đôi ở những người tiêu thụ hơn 1,5 lít trong tuần. TS. Guy Fagherazzi cho biết có nhiều giả thuyết giải thích vấn đề này. Trước tiên, thức uống này có thể kích thích sự thèm đường. Hơn nữa, chất aspartam, một trong những chất thay đường chủ yếu hiện nay, có thể gây tăng đường huyết và hậu quả là làm tăng nồng độ insulin tương tự như là đối với đường thực sự.


Ðường – “Sát thủ” tiềm năng


Chưa có kết luận chính thức về mối quan hệ giữa tiêu thụ nước trái cây và bệnh đái tháo đường


Ngược lại, chưa thấy có mối tương quan nào giữa sự tiêu thụ nước ép trái cây tươi và bệnh đái tháo đường. Thật vậy, fructose, hiện diện trong trái cây, thường kết hợp với các chất dinh dưỡng khác, thí dụ như chất xơ, làm chậm sự hấp thu và làm giảm các hiệu ứng gây tác hại trên biến dưỡng.


Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp mà người ta thêm vào các thực phẩm công nghiệp các chất phụ gia như si-rô bắp chẳng hạn. GS. Bart Stael, GĐ Phân viện nghiên cứu Bệnh tim mạch và Xơ vữa mạch máu thuộc Inserm, cảnh báo trong trường hợp này sẽ làm cho gan bị tẩm nhuận mỡ gây ra chứng gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến các rối loạn đặc thù về hội chứng biến dưỡng như cholesterol tốt (HDL) giảm, triglycerid tăng và nhất là các mô tế bào không còn đáp ứng chính xác với insulin nữa. Đó là hiện tượng kháng insulin. Để làm giảm nồng độ đường huyết, tụy tạng phải tăng sự sản xuất insulin cho đến khi tụy tạng không còn đáp ứng được nữa. Hậu quả là bệnh đái tháo đường phát sinh.


Thành phần chủ yếu của fructose trong thức ăn là đường saccharose, chiếm tỉ lệ 50%. Các thực phẩm công nghiệp có chứa si-rô fructose-glucose (chiết xuất từ bắp hay lúa mạch). GS. Tappy khẳng định là tác hại sẽ xảy ra nếu tiu thụ hơn 50-60g fructose mỗi ngy. Lượng tiêu thụ cao này cũng không có gì đặc biệt bởi vì nó cũng chỉ tương đương với việc uống 1 lít soda/ ngày mà thôi.


Như vậy, ta có thể khẳng định sự tiêu thụ thái quá chất đường là nguyên nhân gây ra dịch béo phì và đái tháo đường không? Rất khó xác định! Bởi vì trong giai đoạn bùng phát các bệnh này thì sự tiêu thụ đường bùng nổ. Tuy nhiên, sự tiêu thụ thịt và chất mỡ cũng đâu có kém cạnh gì. Hơn nữa, sự hoạt động thể chất của giới này rất kém. Bệnh béo phì và đái tháo đường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Sự tiêu thụ đường thái quá cũng chỉ là một trong các yếu tố mà thôi.


 

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính và cần thiết nhất cho sự phát triển của con. Đối với các bé lớn hơn, đây vẫn là nguồn bổ sung canxi, các vitamin và khoáng chất vô cùng hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của sữa, các bà mẹ ngày nay luôn rất chú trọng đầu tư cho con uống ít nhất 1-3 cốc/hộp sữa một ngày. Tuy nhiên, mặc dù sữa là thực phẩm “góp mặt” trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày nhưng hiện vẫn có rất nhiều chị em hiểu sai về sữa và cách cho con uống sữa.


Xin liệt kê những “huyền thoại” sai lầm về loại thực phẩm thiết yếu này đang được chị em rỉ tai nhau



“Huyền thoại” 1:


Uống sữa tươi tốt hơn so với sữa công thức


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đường tiêu hóa, thận và các cơ quan khác chưa thực sự hoàn thiện, trong khi tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa tươi lại không phù hợp với cơ thể.


Sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ  dễ có nguy cơ bị quá tải thận.


Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1tuổi  có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính.


Mặt khác lactose trong sữa tươi lại chủ yếu là lactose tuýp a, có thể dễ dàng bị vi khuẩn E. coli xâm nhập, khiến bé sơ sinh có khả năng mắc phải các bệnh đường tiêu hóa.


Vì vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho con uống sữa công thức đến ít nhất 1 tuổi và uống đúng theo từng loại sữa phù hợp với từng tháng tuổi của bé.


“Huyền thoại” 2 :


Sữa thơm hơn thì tốt hơn


Sữa thơm chỉ là do các nhà sản xuất đã cho thêm vào đó một chút hương làm tăng mùi sữa. Để kích thích sự thèm ăn của bé, người ta hay thường thêm vào sữa một ít kem, vani và các chất thơm khác. Tuy nhiên các chất thơm không làm tăng lượng dinh dưỡng có trong sữa và cũng không thể hiện rằng sữa thơm thì tốt hơn sữa nhạt hay sữa có vị tanh.


Lời đồn sai lầm về sữa cho trẻ nhỏ – 1


Sữa bột lâu tan là sữa ‘rởm’, sữa cho trẻ càng nhiểu canxi càng tốt….là những “huyền thoại” sai lầm về sữa đang được chị em rỉ tai nhau. (ảnh minh họa)


“Huyền thoại” 3 :


Sữa bột nào cứ tan nhanh là sữa “xịn”


Nhiều chị em hay rỉ tai nhau rằng sữa bột mà pha mãi vẫn còn hạt nhỏ đọng trên thành bình thì dễ có khả năng là …sữa ‘rởm’. Thực ra “lời đồn” này không hề có căn cứ. Một loại sữa bột lại có một công thức riêng với các nguyên tố vi lượng và nhiều nguyên liệu riêng, kết cấu, tỷ lệ các thành phần này cũng riêng. Do vậy mỗi sữa cũng sẽ có một độ tan khác nhau và không thể dựa vào đó để xác định chất lượng sữa.


“Huyền thoại” 4 :


Sữa có lượng canxi càng cao là càng tốt cho trẻ sơ sinh


Canxi rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ nhỏ. Vậy nhưng mỗi lứa tuổi lại có một sự hấp thu sữa nhất định. Quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ không hấp thụ hết, gây ra phân cứng, khó tiêu, táo bón. Nếu canxi thừa đọng lại trong cơ thể một thời gian dài còn có thể tạo thành sỏi nhỏ.


“Huyền thoại” 5:


Bột ngũ cốc nhiều chất hơn sữa bột bình thường


Các thành phần chính trong bột ngũ cốc bao gồm tinh bột ngũ cốc, chất béo và một ít protein. Tuy nhiên hàm lượng protein trong bột ngũ cốc lại ít hơn nhiều so với sữa bình thường. Chính vì vậy nên mẹ cho con uống bột ngũ cốc thay sữa lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt protein trong cơ thể.


Bột ngũ cốc chỉ nên là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.


“Huyền thoại 6”:


Chọn sữa tách béo tốt hơn sữa nguyên kem


Nhiều chị em sợ chọn sữa nguyên kem cho trẻ vì nghĩ rằng sữa này dễ khiến con bị béo phì. Thực tế, đối với mỗi em bé mẹ lại cần phải có cách chọn sữa riêng.


Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.


Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe.


Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng (do đường bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng), đồng thời giảm lượng  đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác sao cho tổng lượng đường trong ngày dưới 20g.


 

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Trước những thông tin sữa nhiễm độc, nhiều bậc phụ huynh đã tần ngần với ý định đổi sữa cho con. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới một tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển, Vì thế, các bà mẹ cần thận trọng khi đổi sữa cho con.


Những sai lầm


Khi đổi sữa cần thời gian ít nhất một tuần để bé làm quen. Không ít phụ huynh vừa đổi được hai-ba cữ sữa, thấy bé chưa có dấu hiệu gì đã vội vàng cho là không hợp và tiếp tục đổi. Cách đổi sữa này ảnh hưởng đến sự hấp thu và sự phát triển của trẻ. Khi đổi loại sữa cần lưu ý xem bé có bị phản ứng với sữa không (như bị táo bón, hay nôn trớ, bị nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, không lên cân…). Ngoài ra, có không ít bà mẹ tự chế biến sữa cho con bằng cách trộn các loại sữa công thức với nhau hòng có được loại sữa… tối ưu. Song, trên thực tế, hấp thu nhiều loại sữa một lúc khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.



Pha sữa không đúng như hướng dẫn cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón, tiêu chảy. Dùng nước sôi để pha sữa công thức cũng khiến sữa mất sinh tố, khoáng chất nên dù bé dùng sữa nhiều vẫn không phát triển như mong muốn.


Khi nào nên đổi sữa?


Hãng sữa nào cũng có sữa công thức 1 dành cho bé dưới sáu tháng, công thức 2 dành cho bé trên sáu tháng với thành phần dinh dưỡng và đạm cao hơn. Do đó khi bé được sáu tháng cần đổi sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng để phù hợp với sự phát triển của bé. Nếu không đổi sữa hoặc dùng không đúng sữa, chẳng hạn như bé dưới sáu tháng mà cho dùng sữa công thức 2 sẽ buộc quả thận còn non yếu của bé “lao động” nặng nhọc, ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe sau này. Còn khi bé hơn sáu tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cho dùng sữa công thức 1 thì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến bé còi cọc.


Riêng về đổi sữa khi bé mắc bệnh, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho rằng: “Chỉ đổi sữa cho con khi có những dấu hiệu sau: dị ứng sữa bò, uống sữa bị đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, bé bị suy dinh dưỡng, béo phì, dùng nhằm lô sữa không an toàn… Mỗi trường hợp cần dùng loại sữa riêng. Tuy nhiên, việc đổi sữa vì bệnh lý cần thực hiện sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và theo hướng dẫn của BS”.


Đổi sữa gì tốt nhất cho con?


BS Nguyễn Thị Hoa hướng dẫn: Nếu đổi sữa từ công thức 1 sang công thức 2 hoặc từ hãng sữa này sang hãng sữa khác thì nên đổi từ từ, thay dần các cữ sữa cũ bằng sữa mới. Còn đổi sữa do bệnh lý thì ngưng ngay sữa cũ. Ví dụ nếu dị ứng sữa bò thì đổi ngay sang sữa thủy phân. Nếu tiêu chảy thì đổi sang sữa không chứa lactose.


Theo các BS dinh dưỡng, dù các sản phẩm sữa được tăng cường nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ nhưng sữa mẹ vẫn là hoàn hảo nhất. BS Nguyễn Thị Hoa cho biết: “Bé bú mẹ đúng cách, tăng cân từ 800g đến 1.500g/tháng nên không bị suy dinh dưỡng. Bé cũng không bị béo phì vì sữa mẹ không tiết ra “vô biên” dù bé “háu bú”. Bú sữa mẹ giúp bé không thấp còi, chỉ cần phơi nắng 10 phút mỗi ngày là bé sẽ hấp thu hết canxi trong sữa mẹ. Khi cho trẻ bú mẹ, trẻ sẽ ngủ ngon hơn và điều này cũng làm cho hormone tăng trưởng tiết nhiều hơn giúp cho trẻ cao hơn. Sữa mẹ có đủ các chất cần thiết cho cấu tạo tế bào thần kinh, dẫn truyền thần kinh và thị giác của trẻ. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ ít có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt giúp trí não của trẻ được nuôi dưỡng tốt đảm bảo cho cơ sở phát triển trí thông minh”.


Bé không được bú mẹ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, bé được nuôi bằng sữa công thức dễ mắc bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa). Bé bú bình dễ bị rối loạn tiêu hóa như: uống sữa bị tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… và béo phì cao hơn bú sữa mẹ. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển, bảo quản… nếu nhà sản xuất không bảo đảm tuyệt đối an toàn thì bé có nguy cơ cao đối diện với nhiễm độc vi khuẩn, hóa chất…!”.


 

  1. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

  2. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.

– Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.



– Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)


Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất.


  1. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

– Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.


– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.


  1. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.


  1. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.


III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt


  1. Nhóm không có đường lactose:

Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: Gốc động vật và Gốc thực vật.


  1. Sữa thủy phân:

Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì hoặc uống sữa bị đau bụng, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.


Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.


  1. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).


  1. Nhóm sữa không chất béo:

Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.


Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:


– Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.


– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.


– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.


– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.


– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.


Không nên:


– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.


– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.


– Dùng nước rau để pha sữa.