Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc thai ky. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc thai ky. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai là điều mà tất cả mẹ bầu đều quan tâm ngay khi mang thai tháng đầu ? Dưới đây chúng tôi xin mách các bạn những “chiêu” nhỏ để hạn chế nguy cơ bị sảy thai. Thực hiện đúng những điều này, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể cho bạn.



Nguyên nhân thường gặp sảy thai tự nhiên


  1. Vấn đề nhiễm sắc thể: mang thai đẻ non lý do phổ biến nhất là bởi vì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể. Vấn đề nhiễm sắc thể thường không cho phép bào thai phát triển (theo mẫu) bình thường. Phát triển bất thường có nghĩa là thai nhi không thể sống sót. Sảy thai tự nhiên xảy ra bởi vì cơ thể thừa nhận rằng việc mang thai không phải là thành công.

  1. Bất thường về sự phát triển: Chúng ta thường không biết nếu thai nhi phát triển bất thường, bởi vì thai nhi quá nhỏ. Chúng ta biết rằng giai đoạn phát triển này là ngoài tầm kiểm soát của chúng ta trong phần lớn các trường hợp. Rất hiếm khi có bất cứ điều gì một người nào đó gây ra sự phát triển bất thường và không có gì là một người có thể làm để ngăn chặn sự phát triển bất thường.

  1. Phát triển nhau thai bất thường: Đôi khi sảy thai tự nhiên do vấn đề xảy ra với nhau thai. Nhau thai không thể đính kèm vào niêm mạc tử cung. Cuối cùng, thai nhi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có nghĩa là thai nhi không thể sống sót.

  1. Nhiễm trùng: Trong các trường hợp hiếm hoi, nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhất định có thể gây ra thai nhi phát triển bất thường và làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.

  1. Bệnh của Mẹ: Một số điều kiện mà một người phát triển có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Các bệnh này bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và các bệnh tự miễn dịch khác.

Điều kiêng cữ để tránh sảy thai


Hút thuốc : Luôn gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người nói chung và đôí với thai phụ nói riêng. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, hút thuốc chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn dễ bị sảy thai.


Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hút nhiều hơn 14 điếu thuốc mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần. Nguy cơ sảy thai sẽ tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá mà thai phụ thu nạp vào trong cơ thể.


Không đồ uống có chứa caffeine : Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.


Khi có những dấu hiệu mang thai , thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.


Tránh sự tăng nhiệt quá nhanh :Làm việc căng thẳng trong điều kiện thời tiết quá nóng sẽ khiến cho bà bầu dễ bị ngất và choáng. Bởi lẽ trong thời điểm mang thai, nhất là trong 12 tuần đầu mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ có những lúc có thể tăng lên và dao động ở khoảng 38,5o C, cộng thêm với nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.


Không tự ý dùng thuốc : Việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Bởi vậy nên các bà bầu cần đặc biệt thận trọng mỗi khi sử dụng thuốc.


An toàn hơn cả là bạn nên hỏi và thực hiện theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước mỗi khi muốn dùng bất cứ một loại thuốc nào, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo ý kiến cá nhân hay những lời mách bảo.


Không vận động mạnh và nguy hiểm : Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.


Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên để tránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.


Tránh những cú sốc về mặt tinh thần : Việc phải chịu đựng những cú sốc về mặt tinh thần, thay đổi áp suất hay những biến đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến cho thai phụ dễ bị xảy thai và tăng nguy cơ sinh sớm. Ví như việc đi máy bay làm thay đổi áp suất hay bơi lặn dưới đáy biển sâu sẽ làm cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt hàm lượng oxy, tăng nguy cơ bị sảy thai và thậm chí là thai chết lưu.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Mang thai mà đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cần một dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để giúp thai nhi hình thành tốt nhất. Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết trong thai kỳ mẹ nên biết kể từ khi có dấu hiệu có thai đầu tiên.



Sữa chua


Không chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp chất đạm phong phú, sữa chua còn chứa nhiều calcium hơn cả sữa. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm ở đường ruột và âm đạo, vốn là những vấn đề phổ biến ở các thai phụ.


Bên cạnh đó, những bà mẹ tương lai mắc chứng không dung nạp lactose (một loại đường có trong sữa) cũng có thể dùng sữa chua như một giải pháp thay thế trong thời gian mang thai.


Đậu


Việc bổ sung vào chế độ ăn những loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu lăng… có thể giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh việc cung cấp chất đạm và chất xơ, đậu còn tăng cường cho thai phụ nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, a xít folic (folate), calcium và kẽm. Bạn có thể thêm đậu vào rau trộn và súp.


Khoai lang


Không đắt tiền nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, khoai lang là sự lựa chọn lành mạnh cho những phụ nữ sắp làm mẹ do nó là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, folate và chất xơ. Thai phụ có thể dùng khoai lang luộc hoặc hấp như một món ăn vặt.


Quả óc chó


Nếu thai phụ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ và vẫn đi làm, thường xuyên ăn quả óc chó là điều nên làm. Loại quả khô này chứa nhiều omega 3 thực vật, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.


Rau xanh các loại


Cải bó xôi và các loại rau lá màu xanh khác cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C và K, cũng như folate vốn rất quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.


Trái cây nhiều màu


Mỗi nhóm màu sắc cung cấp những loại dưỡng chất, vitamin và chất chống ô xy hóa khác nhau. Do đó, thai phụ được khuyên sử dụng những loại trái cây có màu xanh lục, vàng, cam, hoặc đỏ tùy ý thích. Tuy nhiên, khẩu phần ăn uống của bà mẹ tương lai nhất thiết phải bao gồm cam và quả mọng (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi). Đây được xem là những “kho” vitamin C tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua.


Dầu thực vật


Dầu thực vật cũng được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên ăn dầu thực vật với một lượng nhỏ nhằm đảm bảo những lợi ích tích cực mà nó mang lại.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Những dấu hiệu sắp sinh ở một số thai phụ thường không rõ ràng, tuy nhiên có một số dấu hiệu sớm nếu bạn tinh ý sẽ phát hiện ra từ rất sơm để biết mình sắp sinh. Trong khoảng thời gian đó mẹ hãy chuẩn bị đồ sơ sinh , tâm lý , sức khỏe để chào đón trẻ sơ sinh của mình nhé .



  1. Xuống bụng

Khi gần đến ngày chuyển dạ, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Đó là lúc bé có thể nằm thấp sâu trong dạ con, sát phía vùng xương chậu.


  1. Đau lưng

Những cơn đau lưng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi càng đến gần ngày sinh.


  1. Nhiều cơn chuyển dạ giả

Hầu hết các bà bầu đều trải qua những cơn chuyển dạ giả khi thai nhi mới được 7 hoặc 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi càng đến gần ngày sinh, tần suất những cơn chuyển dạ giả sẽ ngày càng nhiều.


  1. Cảm giác mệt mỏi, uể oải

Bà bầu thường cảm thấy rất mệt và kiệt sức vào thời điểm gần sinh đến mức có thể bạn không đủ sức nhấc nổi cánh tay. Đó là do cơ thể đang dự trữ năng lượng dành cho thời gian bạn “vượt cạn” sắp tới.


  1. Giảm cân

Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Đây cũng là chuyện bình thường không có gì đáng lo.


  1. Bị tiêu chảy nhẹ

Nếu bạn ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải hiện tượng tiêu chảy nhẹ khi gần ngày sinh thì hãy coi đây chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ thôi nhé!Hệ đường ruột đang tư sục rửa cho chính mình để chuẩn bị cho cuộc sinh thôi mà.


  1. Ra dịch nhớt hồng

Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.


  1. Vỡ ối

Một số bà bầu vỡ nước ối nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ nào hết. Nếu thời gian này kéo dài từ 24-48 tiếng sau khi màng ối vỡ mà em bé vẫn chưa sinh thì cần đến ngay bệnh viện vì lúc này em bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao do không còn màng ối bảo vệ.


  1. Bản năng nằm ổ

Bạn bỗng dưng muốn dọn dẹp sạch sẽ lại nhà cửa, thậm chí bỏ hầu bao mua mới một số đồ nội thất để trang hoàng lại nhà cửa. Điều này người ta gọi là bản năng nằm ổ của người mẹ nhằm chào đón con yêu ra đời.


  1. Xuất hiện các cơn gò

Thuật ngữ sản khoa gọi các cơn đau chuyển dạ là cơn gò Braxton Hicks. Trước ngày sinh vài tuần bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn gò theo kiểu đau bụng kinh với mức độ nhẹ rồi nặng dần.


Tần suất của các cơn gò có thể 20-30 phút/cơn, đôi khi là 5-10 phút mới xuất hiện rồi dừng lại.


Cơn đau chuyển dạ chỉ thực sự bắt đầu khi bạn thấy đau bụng quặn dữ dội, rồi đau lan xuống 2 chân, đau sang vùng lưng và lại lên bụng. Những cơn đau đến dồn dập, càng lúc càng mạnh, kéo dài.


Chăm sóc phụ nữ sau sinh


Đau hậu sản


Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là “hội chứng ruột kích thích”, đặc biệt là khi cho bé bú. Thực chất đây là một biểu hiện bình thường sau sinh bởi tử cung co thắt để trở về kích thước cũ. Đừng sợ hãi, dù cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nó là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã dần trở lại bình thường. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ chứa paracetamol với liều lượng nhỏ.


Những vấn đề ở bàng quang


Trong những ngày đầu, mẹ sẽ đi tiểu nhiều và việc đó là hoàn toàn bình thường vì cơ thể mẹ phải thải đi lượng nước bị tích tụ trong quá trình thai nghén. Việc tiểu tiện sẽ khá khó khăn vì tổn thương vùng âm đạo, mẹ sẽ có cảm giác đau thốn. Do đó mẹ nên cố gắng đi tiểu ngay sau sinh, ngâm mình trong nước ấm, sau khi tiểu nên dội mội chút nước ấm để đỡ đau rát.


Sản dịch


Từ 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ thấy máu chảy ra ở âm đạo, đó chính là sản dịch. Máu sẽ cầm nhanh nếu mẹ cho bé bú liên tục. Chất sản dịch này những ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi sau đó lợt dần và chuyển sang màu nâu nhạt, nó sẽ kéo dài cho đến kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Mẹ nên chuẩn bị trước băng vệ sinh để thấm sản dịch.


Những đảo lộn của hệ thống ruột


Mẹ không có cảm giác muốn đi đại tiện trong vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy tập đi lại và uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và thực phẩm chứa chất xơ để kích thích ruột. Nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh thì hãy đi ngay, cố gắng chịu đau, đừng nén nhịn. Hãy mang theo một chiếc băng vệ sinh sạch áp vào mũi khâu khi đi đại tiện để kiềm chế cơn đau và giúp bạn dễ chịu hơn.


Những mũi khâu


Đa phần phụ nữ sau sinh sẽ được rạch thêm phần sinh môn để bé dễ dàng ra đời, sau đó mẹ sẽ được khâu lại để bảo đảm tính thẩm mỹ. Những mũi khâu này sẽ có thể khiến mẹ rất đau, nhưng hiện nay sau một tuần là vết khâu sẽ lành và chỉ sẽ tự tiêu. Lời khuyên cho mẹ là nên tập những bài thể dục luyện khung xương chậu để chúng định vị lại được tốt nhất. Giữ mũi khâu thật sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu quá đau, mẹ có thể chườm một chút nước đá tinh khiết.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Khi mang thai 3 tháng đầu ,sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.



 


1 .Khám bệnh trước khi thụ thai


Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.


2 .Không uống rượu


Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu có thai nên dừng ngay việc uống rượu . Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.


3 .Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi dùng thuốc


Mang thai tháng đầu việc sử dụng một số thuốc điều trị nào đó có thể gây khuyết tật thai nhi. Nếu bạn cần điều trị bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó khi đang mang thai hay đang dự định mang thai, nên nói rõ điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa đúng cho bạn.


Dùng thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Bảo đảm các sản phẩm này được chỉ định cho người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.


4 .Ăn uống lành mạnh


Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định chăm sóc em bé khoẻ mạnh hay không . Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.


5 .Tiêm chủng đúng và đủ


Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.


6 .Giữ đường huyết ở mức kiểm soát


Nếu bạn có vấn đề về đường huyêt, hãy cẩn thận khi mang thai. Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.


7 .Phòng ngừa nhiễm khuẩn


Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.


8 .Duy trì cân nặng phù hợp


Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.


Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hãy hỏi bác sĩ cách giảm cân đạt đến trọng lượng thích hợp trước khi mang thai.


9 .Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường


Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.


10 .Tầm soát HPV


Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Khi có những dấu hiệu mang thai thì việc đầu tiên là chăm sóc mẹ ,đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế chăm sóc mẹ cũng như chăm sóc em bé . Dưới đây là 8 điều phụ nữ cần tránh khi mang thai mà mọi người nên biết.



1 .Tránh các loại thức uống có hại


Rượu , bia và các chất có chứa cồn đều không được khuyến khích sử dụng khi mang bầu . Khi sử dụng các loại thức uống này thì rất gây ra nhiễm rượu ở bào thai dẫn đến bào thai có thể bị khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần. Bên cạnh đó thì các thức uống có chưa cafein như cà phê , chè ,.. bà bầu cũng không nên sử dụng .Các chất này đều gây nghiện , rất có hại cho bào thai.


2 . Tránh khói thuốc lá


Khói thuốc là vô cùng có hại cho thai nhi và bản thân của thai phụ .Trong thời gian xuất hiện triệu chứng mang thai , thai phụ tuyết đối không nên tiếp xúc với khói thuốc lá. Khi bạn hút thuốc hoặc lỡ hít phải khỏi thuốc lá ,em bé trong bụng sẽ nhận ít oxy hơn gây chậm phát triển và nhẹ cân , bên cạnh đó khói thuốc là còn làm cho thai nhi có nguy cơ sinh non hoặc có có những biến chứng khi mang thai.


3 .Tránh các loại thuốc trừ sâu


Trong thời gian mang thai tháng đầu , thai phụ không được tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các chất có tính tẩy rửa mạnh .Trong thời kì tam cá nguyệt thứ nhất hệ thần kinh thai nhi đang phát triển mạnh mẽ , khi tiếp xúc với các loại hóa chất sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sự phát triển trí não của trẻ.


4 .Tránh các loại dược phẩm OTC ,đặc biệt là đặc biệt Aspirin


OTC là viết tắc của Over the Counter loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua uống mà không cần toa của bác sĩ . Bà bầu tuyết đối không được dùng những loại thức uống này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ . Trong thời kì mang thai 3 tháng đầu tất cả các loại thức uống mà bà bầu sử dụng đều sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp của nhau thai.


5 .Tránh tắm hơi ,tắm nước nóng


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy , phụ nữ mang thai nếu tắm hơi hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm cho thai nhi bị di tật thần kinh bởi vì nhiệt đó quá nóng vào cơ thể như tắm hơi , tắm nước nóng sẽ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể , làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.


6 .Tránh căng thẳng


Việc người mẹ căng thẳng , lo âu trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng , người mẹ có thể sẽ bị táo bón , đau lưng, mất ngủ , đồng thời đứa bé sinh ra có thể sẽ bị sinh nón và nhẹ cân . Ví thế trong thời gian mang thai , thai phụ hãy giữ tinh thần thoải mái , có cuộc sống lành mạnh ,hãy thư giãn , đi đâu đó du lịch , tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người làm mẹ , nghe bài hát hoặc bộ phim ưa thích ,….


7 .Tránh việc bổ sung quá nhiều Vitamin A


Vitamin A rất cần cho cơ thể hoạt động .Trong các loại thực phẩm hằng ngày có chứa rất nhiều Vitamin A , vì thế việc thiếu Vitamin A là rất hiếm vì thế không cần phải bổ sung quá nhiều Vitamin A , việc dư thừa sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng , làm cho em bé trong bụng có thể bị dị tật hoặc nghiêm trọng hơn là có thể gây ra xẩy thai .Trong thời gian mang thai , thai phụ cần 770 microgram là đủ , còn phụ nữ cho con bú thì cần 1.300 microgram.


8 .Các loại cá có chứa thủy ngân


Phụ nữ mang thai khi ăn cá có nhiễm hàm lượng thủy ngân cao có nguy cơ gây ra tổn hại cho não của trẻ , chính vì thế trong thời gian mang thai ,bà bầu nên tránh các loại cá này như : cá mập , cá kiếm , cà ngừ đóng hộp ,… Bà bầu nên chú ý khi sử dụng các loại đồ biến cần nên chế biến kỹ.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.



Vậy làm thế nào để mẹ thích nghi với thời kì mang thai này , ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu , thực phẩm nào là không tốt cho thai nhi ? Cùng tìm hiểu một số kiến thức hữu ích cho lần mang thai của bạn nha .


Những triệu chứng mang thai của người mẹ


Nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.


Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất và hoàn toàn bình thường đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu . Đây là do cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi và có sự tăng hormone, kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.


Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu


- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).


- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.


- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.


- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…


- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.


- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…


Quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.


Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai


Thực phẩm tái, sống


- Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.


- Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.


Các loại cá chứa thủy ngân


- Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình.


- Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.


Cà phê


- Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai.


- Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.


Rượu, đồ uống có gas


Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau.



Tâm sinh lý phụ nữ chịu tác động của các yếu tố hormon trong hệ nội tiết cùng với các tác nhân từ môi trường. Nhất là khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.


Mang thai 3 tháng đầu


Tâm sinh lý chị em giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của những triệu chứng mang thai là sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho người mẹ.


Một hormon được sản xuất trong quá trình mang thai là HCG đôi khi gây ra nghén, trong khi progesterone và estrogen có liên kết với trạng thái tâm lý buồn và nước mắt. Hơn thế nữa, sự tràn ngập nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.


Mang thai tháng thứ 6


Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. HCG chững lại trong khi progesterone và estrogen tăng từ từ. Niềm vui có thể đến bất ngờ khi bạn cảm nhận được những sự va chạm đầu tiên của em bé. Nhiều người mẹ cho rằng đây là sự kiện quan trọng và không thể diễn tả hết niềm vui. Trong thời gian này, khi mà tác động của nội tiết tố tới tâm sinh lý phụ nữ ít hơn thì quan hệ vợ chồng lại là vấn đề căng thẳng.


Rất nhiều người chồng thấy hụt hẫng khi vợ mang bầu. Vợ chồng lạnh nhạt, thậm chí có thể thấy bị tổn thương. Hơn nữa, rất nhiều người vợ cảm thấy tự ti về vóc dáng của mình. Chị em cần nhớ rằng mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, vẫn sẽ luôn có cách để quan tâm và gần gũi với chồng. Nhất là khi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi nên mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái và yêu đời cho bé phát triển tốt.


3 Tháng cuối thai kỳ


Những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng tăng làm bạn không thoải mái. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ. Giấc ngủ cũng khó khăn hơn nên người mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn. Bỏ qua những chuyện đó và bất chấp sự thay đổi về tâm sinh lý, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật tốt để đón bé yêu nhé.


Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể đã gây ra nhiều sự rối loạn tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian người phụ nữ cần sự động viên của gia đình nhiều nhất, tạo điểm tựa giúp họ cân bằng cuộc sống trong giai đoạn này để tránh gặp phải vấn đề về bệnh trầm cảm sau sinh.


Một vài lời khuyên dành cho mẹ.


- Thường xuyên tập luyện: Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


- Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn: làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.


- Tâm sự để được chia sẻ: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.


- Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.


- Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.


Ngoài ra, bạn nên chọn một Spa cho bà bầu uy tín để massage và thư giãn. Vì không phải ai cũng có thể tự biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Có thể những áp lực từ việc mang thai sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không tìm cách thư giãn bản thân

Người mẹ khi mang thai đều mong muốn sinh ra một đứa bé khỏe mạnh và thông minh mà không làm tổn hại đến sức khỏe của mẹ.



Khi mang thai, người mẹ nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm sự phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, từ đó dẫn đến sanh non hay sanh khó.


Do đó dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mẹ và con.


1. Tháng thứ nhất


Trong tháng đầu suốt hiện những dấu hiệu có thai , bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá,..


2. Tháng thứ hai


Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Nếu bạn nghén thì nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và cũng đừng quá lo lắng khi bạn chưa uống được sữa bà bầu vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi.


Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả ,nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…


3. Tháng thứ ba


Thời điểm mang thai 3 tháng đầu  thích hợp với việc ăn canh gà trống , cháo lươn và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


4. Tháng thứ tư


Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.


- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.


- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…


- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật


- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…


- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.


- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.


- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…


- Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …


- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.


- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.


5. Tháng thứ năm


Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.


6. Tháng thứ sáu


Mang thai tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.


Phụ nữ mang thai 5 – 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết.


7. Tháng thứ bảy


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


8 . Tháng thứ tám


- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.


- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.


- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.


- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…


Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.


9. Tháng thứ chín


Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…


- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.


- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.


- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.


- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.


- Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.


 

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ phụ nữ có những dấu hiệu mang thai , việc ốm nghén khiến mẹ thấy khó chịu . Quan tâm đến sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Dưới đây là những điều bà bầu nên biết để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé:


1. Tránh tắm hơi ,tắm nước nóng


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy , phụ nữ mang thai nếu tắm hơi hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm cho thai nhi bị di tật thần kinh bởi vì nhiệt đó quá nóng vào cơ thể như tắm hơi , tắm nước nóng sẽ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể , làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.


2. Tránh xa rượu


Khi đã có một vài dấu hiện nhận biết có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


3. Tránh căng thẳng


Những dấu hiệu có thai trong đó có căng thẳng , dễ xúc động , việc người mẹ căng thẳng , lo âu trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng , người mẹ có thể sẽ bị táo bón , đau lưng, mất ngủ , đồng thời đứa bé sinh ra có thể sẽ bị sinh nón và nhẹ cân . Ví thế trong thời gian mang thai , thai phụ hãy giữ tinh thần thoải mái , có cuộc sống lành mạnh ,hãy thư giãn , đi đâu đó du lịch , tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người làm mẹ , nghe bài hát hoặc bộ phim ưa thích ….


4. Thịt sống


Trong khi mang thai 3 tháng đầu điều mẹ đặc biệt cần chú ý đó là không ăn thịt gia cầm, hải sản sống hoặc chưa được nấu chín khi mang thai. Các loại thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn salmonella, E.coli và vi khuẩn toxoplasmosis, chúng không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn khiến mẹ tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.


5. Tránh các loại dược phẩm OTC ,đặc biệt là đặc biệt Aspirin


OTC là viết tắc của Over the Counter loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua uống mà không cần toa của bác sĩ . Bà bầu tuyết đối không được dùng những loại thức uống này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ . Trong thời kì mang thai tất cả các loại thức uống mà bà bầu sử dụng đều sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp của nhau thai.


6. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


 

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhất là khi mang thai 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều hơn trước nhưng bạn cần phải biết bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cả mẹ và con như: protein, sắt, kẽm…bằng những thực phẩm tươi cá chép , lươn hay những món bổ dưỡng như nấm đùi gà , cháo lươn , cháo cá chép ..



Để có một sức khỏe tốt cho bạn và cho thai nhi mẹ bầu và người thân nên có chế độ dinh dương chu đáo trong thời kỳ mang thai này .


Trứng ngỗng


Để trả lời cho câu hỏi ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì câu trả lời là trứng ngỗng , trứng ngỗng giàu chất bổ dưỡng và có tác dụng an thai, nếu bà mẹ ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh, lanh lợi. Một số người còn cho rằng ăn trứng ngỗng là để trừ tà ma nhập vào, để bé khỏe mạnh, xinh đẹp. Vì lẽ đó, trứng ngỗng không được thiếu trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.


Trên thực tế, chưa có công trình khoa học nào trên thế giới xác định trứng ngỗng giúp an thai hay giúp trẻ thông minh. Về dinh dưỡng, thì trứng gà mới là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin A và sự phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng  hợp lý. Do đó, các nhà khoa học nhận định, không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng trong thai kỳ.


dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trứng ngỗng


Thay vào đó, bạn hãy cân đối nhiều loại thực phẩm khác nhau, đa dạng nhóm và chủng loại từ rau củ quả đến cá thịt các loại để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu – giai đoạn rất quan trọng cho cả thai kỳ.


Cháo lươn


trong thành phần của lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100r thịt lươn thì có 12.7g chất đạm, 25.6g chất béo và 285g calo, ngoài ra thịt lươn còn chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể như vitamin A, B1, B6, Fe, Na, K, Ca. Vì thế, có thể xem việc ba bau an chao luon tốt nhất trong thời kỳ mang thai.


Nếu so các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi vậy, thịt lươn luôn được lựa chọn là thức ăn bồi bổ cho người ốm, người già, trẻ nhỏ


Cá chép


Cá chép thịt dày béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon.


Trong Đông Y cá chép được xem là một vị thuốc bổ và có tác dụng trị bệnh. Cá chép chứa nhiều đạm nên dễ được cơ thể hấp thu. Cá chép tính bình có tác dụng lợi thủy, tiêu thủng, hạ khí thông sữa, khai kiện tì vị. Vì thế những người bị phù hay động thai hoặc sữa ít đều được khuyên ăn cá chép.


Còn trong kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không thể thiếu món cháo cá chép. Bởi vì cháo cá chép  giúp an thai cho phụ nữ đang mang bầu. Khi có thai mà mẹ năng ăn cháo cá chép thì con sau này sẽ thông minh, da trắng và đặc biệt là môi bé sẽ rất đỏ. Ăn nhiều cá chép trước khi mang bầu sẽ có cơ hội sinh con gái.


Ngoài ra, đối với các phụ nữ mang thai khoảng 5 -6 tháng có chứng sưng mặt, phù thủng tay chân, dùng 1 con cá chép nặng khoảng 500g, nấu với 120g đậu đỏ, thê ít gừng, hành, nấu chín, ăn nhạt sẽ giúp tiêu trừ các chứng này.


Nếu hầm nhừ 250g cá chép với 1 chân giò lợn nhỏ, 3g thông thảo rồi ăn liên tục 1 – 2 ngày, sẽ giúp sản phụ có nhiều sữa và sữa rất mát mẻ, tốt cho con.


Và còn nhiều lợi ích khác, nên cá chép được các nhà khoa học công nhận là món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ có những dấu hiệu mang thai , thì sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong thời kỳ mang bầu này chúng tôi có 8 điều cần chia sẻ cho chị em phụ nữ mang thai nên biết


1.  Ăn uống thận trọng


Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu là an toàn, có những sản phẩm phụ nữ mang thai tuyệt đối không được phép đụng đũa. Thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín mang theo không ít vi khuẩn độc hại không chỉ đe dọa sự phát triển, mà cả sự sống của phôi thai. Thậm chí sữa uống trong thời gian này cũng bắt buộc phải nấu chín và đã tiệt trùng.


2. Sắt – Thực phẩm chức năng quan trọng


Khi mang thai 3 tháng đầu thì việc bổ sung sắt cho phụ nữ là việc làm cần thiết nhưng không nên lạm dụng thực phẩm chức năng. Không phải tất cả vitamin và thành phần vi khoáng đều tốt với tất cả phụ nữ mang thai. Sắt dành cho đối tượng bị bệnh thiếu máu. Không cần bổ sung một số thành phần – nếu kết quả tất cả xét nghiệm đều trong chuẩn mực.


Khi sử dụng một số loại thuốc cần nhớ, có thể gây hậu quả táo bón. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, để thay loại khác – trường hợp không may rơi vào tình huống như vậy.


3. Đi bộ


Đây là một hoạt động được đề nghị. Tất nhiên là nên đi bộ ngoài trời vùng thôn quê hay trong công viên thay vì trên đường phố đông người. Dù bạn không thể ra ngoài thành phố, cũng nên đi bộ mỗi ngày, môn thể dục này kích thích sự tuần hoàn, hô hấp, việc tiêu hoá ở ruột và làm mạnh các cơ bắp ở bụng và đùi.


4. Tránh xa rượu


Khi bạn đã có những triệu chứng có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


5. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


6. Những chuyến đi xa


Có thể du lịch đến tuần cuối thai kỳ – nếu bác sĩ không cấm chỉ định. Tất nhiên với điều kiện: đảm bảo yêu cầu thận trọng trong thời gian chuyến đi và nơi đến. Nếu đi lại bằng xe hơi hoặc máy bay- cần thư giãn, đi lại… cứ sau thời gian hai giờ.


Thông thường bác sĩ chấp nhận, để đối tượng tham gia du lịch đến tuần thứ 35 của thai kỳ.


7. Vận động bổ sung oxy


Nếu không có cấm chỉ định của bác sĩ, hàng ngày có thể yên tâm dạo bộ. Nỗ lực thể chất vừa phải của mẹ tương lai chắc chắn không làm tổn hại đứa con.


Tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều có thể. Nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thậm chí với dự định dạo bộ ngắn – trong giai đoạn, khi đối tượng bị đe dọa sảy thai hoặc đẻ non.


Dư luận phổ biến về sự bổ sung ôxy cả cho bản thân, cũng như đứa trẻ không phải lúc nào cũng đồng thuận với ý kiến của chuyên gia. Theo lịch trình cụ thể, bác sĩ và người mẹ tương lai cần kiểm tra trạng thái thai nhi, siêu âm là phương pháp an toàn và phổ cập nhất. Siêu âm là xét nghiệm đơn giản và không đau cần thực hiện tối thiểu 3 lần trong thời gian mang thai.


8. Axit folic (vitamin B9) – Bổ sung suốt thai kì


Các nghiên cứu khoa học chứng minh, việc thường xuyên sử dụng axit folic trước và trong thời gian mang thai giảm thiểu trên 70% nguy cơ xuất hiện khuyết tật thần kinh ở trẻ, song bằng cách này chỉ phát huy tác dụng đến tuần thứ 6 thai kỳ và vì thế đặc biệt cần uống vào thời gian trước khi có thai.


Nguồn axit folic tốt và tự nhiên không chỉ có các loại rau có lá như spinac, súp lơ, bắp cải… mà cả thực vật có nốt sần, hoa quả, mạch nha, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cật lợn…