Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau.



Tâm sinh lý phụ nữ chịu tác động của các yếu tố hormon trong hệ nội tiết cùng với các tác nhân từ môi trường. Nhất là khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.


Mang thai 3 tháng đầu


Tâm sinh lý chị em giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của những triệu chứng mang thai là sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho người mẹ.


Một hormon được sản xuất trong quá trình mang thai là HCG đôi khi gây ra nghén, trong khi progesterone và estrogen có liên kết với trạng thái tâm lý buồn và nước mắt. Hơn thế nữa, sự tràn ngập nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.


Mang thai tháng thứ 6


Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. HCG chững lại trong khi progesterone và estrogen tăng từ từ. Niềm vui có thể đến bất ngờ khi bạn cảm nhận được những sự va chạm đầu tiên của em bé. Nhiều người mẹ cho rằng đây là sự kiện quan trọng và không thể diễn tả hết niềm vui. Trong thời gian này, khi mà tác động của nội tiết tố tới tâm sinh lý phụ nữ ít hơn thì quan hệ vợ chồng lại là vấn đề căng thẳng.


Rất nhiều người chồng thấy hụt hẫng khi vợ mang bầu. Vợ chồng lạnh nhạt, thậm chí có thể thấy bị tổn thương. Hơn nữa, rất nhiều người vợ cảm thấy tự ti về vóc dáng của mình. Chị em cần nhớ rằng mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, vẫn sẽ luôn có cách để quan tâm và gần gũi với chồng. Nhất là khi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi nên mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái và yêu đời cho bé phát triển tốt.


3 Tháng cuối thai kỳ


Những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng tăng làm bạn không thoải mái. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ. Giấc ngủ cũng khó khăn hơn nên người mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn. Bỏ qua những chuyện đó và bất chấp sự thay đổi về tâm sinh lý, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật tốt để đón bé yêu nhé.


Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể đã gây ra nhiều sự rối loạn tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian người phụ nữ cần sự động viên của gia đình nhiều nhất, tạo điểm tựa giúp họ cân bằng cuộc sống trong giai đoạn này để tránh gặp phải vấn đề về bệnh trầm cảm sau sinh.


Một vài lời khuyên dành cho mẹ.


- Thường xuyên tập luyện: Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


- Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn: làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.


- Tâm sự để được chia sẻ: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.


- Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.


- Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.


Ngoài ra, bạn nên chọn một Spa cho bà bầu uy tín để massage và thư giãn. Vì không phải ai cũng có thể tự biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Có thể những áp lực từ việc mang thai sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không tìm cách thư giãn bản thân

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét