Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ có những dấu hiệu mang thai , thì sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong thời kỳ mang bầu này chúng tôi có 8 điều cần chia sẻ cho chị em phụ nữ mang thai nên biết


1.  Ăn uống thận trọng


Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu là an toàn, có những sản phẩm phụ nữ mang thai tuyệt đối không được phép đụng đũa. Thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín mang theo không ít vi khuẩn độc hại không chỉ đe dọa sự phát triển, mà cả sự sống của phôi thai. Thậm chí sữa uống trong thời gian này cũng bắt buộc phải nấu chín và đã tiệt trùng.


2. Sắt – Thực phẩm chức năng quan trọng


Khi mang thai 3 tháng đầu thì việc bổ sung sắt cho phụ nữ là việc làm cần thiết nhưng không nên lạm dụng thực phẩm chức năng. Không phải tất cả vitamin và thành phần vi khoáng đều tốt với tất cả phụ nữ mang thai. Sắt dành cho đối tượng bị bệnh thiếu máu. Không cần bổ sung một số thành phần – nếu kết quả tất cả xét nghiệm đều trong chuẩn mực.


Khi sử dụng một số loại thuốc cần nhớ, có thể gây hậu quả táo bón. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, để thay loại khác – trường hợp không may rơi vào tình huống như vậy.


3. Đi bộ


Đây là một hoạt động được đề nghị. Tất nhiên là nên đi bộ ngoài trời vùng thôn quê hay trong công viên thay vì trên đường phố đông người. Dù bạn không thể ra ngoài thành phố, cũng nên đi bộ mỗi ngày, môn thể dục này kích thích sự tuần hoàn, hô hấp, việc tiêu hoá ở ruột và làm mạnh các cơ bắp ở bụng và đùi.


4. Tránh xa rượu


Khi bạn đã có những triệu chứng có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


5. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


6. Những chuyến đi xa


Có thể du lịch đến tuần cuối thai kỳ – nếu bác sĩ không cấm chỉ định. Tất nhiên với điều kiện: đảm bảo yêu cầu thận trọng trong thời gian chuyến đi và nơi đến. Nếu đi lại bằng xe hơi hoặc máy bay- cần thư giãn, đi lại… cứ sau thời gian hai giờ.


Thông thường bác sĩ chấp nhận, để đối tượng tham gia du lịch đến tuần thứ 35 của thai kỳ.


7. Vận động bổ sung oxy


Nếu không có cấm chỉ định của bác sĩ, hàng ngày có thể yên tâm dạo bộ. Nỗ lực thể chất vừa phải của mẹ tương lai chắc chắn không làm tổn hại đứa con.


Tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều có thể. Nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thậm chí với dự định dạo bộ ngắn – trong giai đoạn, khi đối tượng bị đe dọa sảy thai hoặc đẻ non.


Dư luận phổ biến về sự bổ sung ôxy cả cho bản thân, cũng như đứa trẻ không phải lúc nào cũng đồng thuận với ý kiến của chuyên gia. Theo lịch trình cụ thể, bác sĩ và người mẹ tương lai cần kiểm tra trạng thái thai nhi, siêu âm là phương pháp an toàn và phổ cập nhất. Siêu âm là xét nghiệm đơn giản và không đau cần thực hiện tối thiểu 3 lần trong thời gian mang thai.


8. Axit folic (vitamin B9) – Bổ sung suốt thai kì


Các nghiên cứu khoa học chứng minh, việc thường xuyên sử dụng axit folic trước và trong thời gian mang thai giảm thiểu trên 70% nguy cơ xuất hiện khuyết tật thần kinh ở trẻ, song bằng cách này chỉ phát huy tác dụng đến tuần thứ 6 thai kỳ và vì thế đặc biệt cần uống vào thời gian trước khi có thai.


Nguồn axit folic tốt và tự nhiên không chỉ có các loại rau có lá như spinac, súp lơ, bắp cải… mà cả thực vật có nốt sần, hoa quả, mạch nha, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cật lợn…

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét