Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .


3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.


Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.



Mang thai tháng đầu


Sự thay đổi về sinh lý


Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.


Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.


Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.


Triệu chứng mang thai


– Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.


– Ngực hơi căng cứng.


– Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.


– Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.


– Chậm kinh


– Đau lưng


Cách xử trí


– Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.


– Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.


Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ


- Bụng phát triển


– Tăng cân


– Vết dãn da


– Trứng cá


– Thay đổi sắc tố da


– Nám da


– Nổi mạch máu


– Giãn tĩnh mạch


– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ


– Phù nề


– Rụng tóc


Dinh dưỡng và ăn uống


Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.


Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể


Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.


Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga


Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng


Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông


Thuốc và vitamin


Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.


Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.


Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…


Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…


Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ


Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:


Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.


Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.


Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày


Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét