Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lí để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này. Không chỉ vậy mẹ bầu cần nắm rõ kiến thức về dấu hiệu sắp sinh hay chuẩn bị đổ sơ sinh trước khi bé yêu chào đời.
Dinh dưỡng cần thiết
Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.
– Nước:Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.
– Bà bầu nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối…
Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Duy trì các bữa ăn đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Ăn thực phẩm mát sẽ tốt cho cơ thể mẹ , học cách làm bánh flan để có món ngon lạ miệng vừa bổ dưỡng cho sức khỏe khi mang thai .
Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng. Cách chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp hạn chế áp lực lên thành bụng và dạ dày và giúp cơ thể bà bầu hấp thụ tốt hơn.
- Khăn màn xô (khăn mặt xô) khoảng 20 – 30 chiếc – Sử dụng thường xuyên, dùng để tắm, lau mặt, lau sữa.
- Khăn tắm xô khoảng 02 chiếc – Sử dụng thường xuyên, 1 dùng để tắm, 1 dùng để lót bên dưới khỏi ướt giường.
- Tã dán 30-40 cái. Theo kinh nghiệm của mình thì không nên dung tả chéo cột hoặc cài ghim băng, vừa nguy hiểm cho bé, vừa mất thời gian, vì bé tè, ị liên tục.
- Bao tay + chân khoảng 7 bộ – Vừa giữ ấm cho tay bé vừa tránh bé không cào mặt
- Mũ đội đầu khoảng 04 cái.
- Áo sơ sinh khoảng 05 -10 cái, mua cả size 1 và 2, tay ngắn và dài.
- Tấm lót chống thấm 20 cái – Bé tè mà không sợ ướt đồ của mình khi đang bế bé, hoặc có thể quấn cùng tã bông, chăn bông, hạn chế ướt tã bông, chăn bông, mẹ nào không dùng tả dùng 1 lần rồi bỏ thì mua nhiều hơn, khoảng 40-50 cái.
- Gối lõm 02 cái – Giữ tròn đầu cho bé.
- Gối chặn 01 bộ – Tránh cho bé khỏi giật mình
- Băng rốn khoảng 03 hộp (09 cái) – Dùng để thay băng ở rốn cho bé sau mỗi lần tắm cho bé.
- Tưa lưỡi khoảng 03 hộp (15 cái) – Dùng để vệ sinh miệng lưỡi cho bé
- Quần sơ sinh khoảng 20 cái (size 1,2) – Sử dụng thường xuyên. Khi bé lớn dần thì chuyển dần sang các cỡ dài hơn, to hơn. Mỗi một số có thể dùng trong khoảng vài tháng tùy theo tốc độ tăng trưởng ^.^ (tốc độ béo) của bé ^.^
- Chăn nỉ mỏng khoảng 03 cái – Vừa dùng để đắp cho bé khi trời mát, vừa có thể dùng làm tã quấn ngoài cho bé ^.^
- Áo gile khoảng 03 – 05 cái
– Xuống bụng:
Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn.
– Ra dịch nhớt:
Chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.
– Rò rỉ nước ối, vỡ ối:
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.
– Chảy máu:
Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.
– Cơn đau co tử cung:
Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét