Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Ở 3 tháng cuối, thai nhi tăng khoảng nửa cân mỗi tuần và dài khoảng 45 cm. Người mẹ thường thấy thai đạp và có thể hình dung ra tư thế của con trong tử cung. Thai ngày càng to, có thể làm tăng tần suất đi tiểu. Biên độ hô hấp ngắn đi khi tử cung phát triển tới dưới cơ hoành.


Cơ thể có những dấu hiệu sắp sinh nên những cơn co sớm xuất hiện, thai di chuyển xuống thấp hơn, cổ tử cung mềm. Trong khoảng thời gian này các mẹ nên sẵn sàng chuẩn bị đồ sơ sinh ,một số kinh nghiệm chăm sóc sau sinh sẽ rất có ích cho các mẹ .



Dấu hiệu sắp sinh


1 . Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


2 . Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3 . Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


4 . Cơn đau co tử cung:


Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều.


5 . Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối


– Mặc những bộ quần áo may bằng những loại vải sợi tự nhiên như cotton, linen và sáng màu để  nhanh thoát mồ hôi, tạo cảm giác mát mẻ, vừa có tác dụng ngăn cản ánh nắng vốn làm bạn cảm thấy nóng bức hơn. Tắm vòi sen thường xuyên để hạ nhiệt cơ thể.


– Hãy uống thật nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho ối cho bé. Hạn chế đưa muối vào cơ thể ở mức tối đa để tránh tình trạnh phù do cơ thể trữ nước.


– Thường xuyên có những giấc ngủ ngắn. Thường xuyên nằm ngủ nghiêng bên trái để cung cấp đầy đủ lượng máu truyền cho thai nhi.


– Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,  tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút.


– Khi ngồi, nên ngồi tựa thẳng lưng vào thành ghế. Sau mỗi giờ ngồi liên tục, nên đứng lên đi dạo 1 vòng nhỏ cho máu lưu thông đều và tránh bị trĩ.


– Nên đi bộ mỗi ngày để các cơ ở chân khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn; các cơ vòm bụng săn chắc rất có lợi khi sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ làm biến dạng các ven.


– Tránh cúi người, vói tay, tránh “rặn” mỗi khi bị táo bón,  vì những động tác này cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non.


– Tránh đi đường xa, tránh tự lái xe đi lại một mình vì thai càng to càng khó giữ thăng bằng.


Tiêu chảy cũng là bệnh cần cảnh giác trong giai đoạn này vì khiến cơ thể mất nước dễ dẫn đến giảm lưu lượng máu tới nhau, do đó ảnh hưởng đến thai.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét