Hiển thị các bài đăng có nhãn dau hieu co thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dau hieu co thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Chưa cần siêu âm, bạn có thể đoán giới tính thai nhi qua những dấu hiệu nhận biết theo các phương pháp dân gian, trong đó một số dấu hiệu đã được khoa học chứng minh. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai bé trai mà mẹ có thể tự kiểm tra để sắm đồ sơ sinh cho em bé nhà mình nhé .



 


  1. Da mặt xấu đi

Nếu khi mang thai, da mặt bạn trở nên xấu xí, mụn nổi thật nhiều, mũi to, gần như không nhận ra vẻ đẹp xưa kia của bạn nữa, thì có khả năng em bé trong bụng bạn đang là một bé trai.


  1. Ốm nghén nặng

Ốm nghén là một triệu chứng mang thai bình thường , nhưng nếu bạn ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này lại kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai của bạn có thể bạn mang bầu một bé trai.


  1. Nước tiểu có màu vàng sáng

Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu nước tiểu có màu vàng sáng thì khả năng rất cao bạn đang mang bầu bé trai. Ngược lại nếu nước tiểu màu đục thì có nghĩa là bạn đang mang bầu bé gái. Tuy nhiên nếu nước tiểu đậm màu thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu nước và cần bổ sung nước ngay chứ không phải là bằng chứng bạn mang thai con trai hay con gái.


  1. Bụng bầu thấp

Quan niệm cổ xưa nhất cho rằng người phụ nữ có bụng bầu thấp và nhô ra sẽ sinh con trai, trong khi bụng bầu cao, gọn gàng sẽ sinh con gái. Tuy nhiên, vị trí em bé của bạn sẽ dần tụt xuống thấp trong thời gian cuối của thai kỳ, nên đây chưa phải là một dấu hiệu có thai bé trai đáng tin cậy.


  1. Kích thước bộ ngực

Bầu ngực gọn gàng, không quá lớn là dấu hiệu mang thai bé trai. Các nhà khoa học cho rằng bào thai là nam sản sinh nhiều testosterone hơn và khiến người mẹ tổn hao nhiều năng lượng hơn, vì chúng sẽ lớn hơn, tình trạng này làm kìm hãm sự nở ra của bầu ngực.


Dấu hiệu qua siêu âm


Khi siêu âm, bạn và bác sĩ chuyên khoa sẽ nhìn thấy khá rõ bộ phận sinh dục của bé để từ đó bạn sẽ biết bạn đang mang bầu một bé trai hay gái.


Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp này chính xác khoảng 80 – 90 %. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào vị trí của bé trong bụng bạn nếu nhìn thấy rõ ràng được bộ phận sinh dục.


Một số trẻ sơ sinh dường như luôn muốn che giấu điều này và luôn nằm ở tư thế khiến bác sĩ và phụ huynh rất khó nhận biết chính xác được là trai hay gái.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.



Dấu hiệu mang thai – những thay đổi ở người mẹ


Mệt mỏi


Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.


Buồn nôn và nôn


Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).


Đi tiểu thường xuyên


Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.


Nhiễm virus cúm


Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.


Tăng cân nhẹ


Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.


Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:


Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).


Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.


Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.


Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim


Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.


Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ phụ nữ có những dấu hiệu mang thai , việc ốm nghén khiến mẹ thấy khó chịu . Quan tâm đến sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Dưới đây là những điều bà bầu nên biết để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé:


1. Tránh tắm hơi ,tắm nước nóng


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy , phụ nữ mang thai nếu tắm hơi hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm cho thai nhi bị di tật thần kinh bởi vì nhiệt đó quá nóng vào cơ thể như tắm hơi , tắm nước nóng sẽ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể , làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.


2. Tránh xa rượu


Khi đã có một vài dấu hiện nhận biết có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


3. Tránh căng thẳng


Những dấu hiệu có thai trong đó có căng thẳng , dễ xúc động , việc người mẹ căng thẳng , lo âu trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng , người mẹ có thể sẽ bị táo bón , đau lưng, mất ngủ , đồng thời đứa bé sinh ra có thể sẽ bị sinh nón và nhẹ cân . Ví thế trong thời gian mang thai , thai phụ hãy giữ tinh thần thoải mái , có cuộc sống lành mạnh ,hãy thư giãn , đi đâu đó du lịch , tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người làm mẹ , nghe bài hát hoặc bộ phim ưa thích ….


4. Thịt sống


Trong khi mang thai 3 tháng đầu điều mẹ đặc biệt cần chú ý đó là không ăn thịt gia cầm, hải sản sống hoặc chưa được nấu chín khi mang thai. Các loại thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn salmonella, E.coli và vi khuẩn toxoplasmosis, chúng không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn khiến mẹ tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.


5. Tránh các loại dược phẩm OTC ,đặc biệt là đặc biệt Aspirin


OTC là viết tắc của Over the Counter loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua uống mà không cần toa của bác sĩ . Bà bầu tuyết đối không được dùng những loại thức uống này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ . Trong thời kì mang thai tất cả các loại thức uống mà bà bầu sử dụng đều sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp của nhau thai.


6. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


 

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Làm sao biết được bạn đã có dấu hiệu có thai? Phụ nữ sẽ có những triệu chứng mang thai như thế nào? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết đầu tiên là gì? Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết được bạn đã có thai hay không kể từ sau ngày rụng trứng đầu tiên của tuần thứ nhất.



Nhật kí mang thai tuần đầu


Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.


Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.


Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.


Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.


Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.


Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.


Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.


Dấu hiện nhận biết có thai


– Nôn cũng là một dấu hiệu mang thai của người phụ nữ, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.


– Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.


– Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.


– Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 – 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn tiết niệu xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.


– Ốm nghén: ói mửa xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 – 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, ngán ăn hoặc kém ăn…


– Thân nhiệt tăng lên sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của chị em có thể là một trong những triệu chứng có thai sớm .


– Mất kinh, chậm kinh là một dấu hiệu hiển nhiên cho biết chị em phụ nữ đã thụ thai. Tuy nhiên, nhiều người có thể mất một kỳ kinh vì những lý do khác như bị bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu.


– Ngực căng, đau nhức. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường. Quầng và núm vú sẫm hơn, quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.


– Táo bón là dấu hiệu chị em có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu có thai.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Phương pháp tính ngày rụng trứng để tránh thai. Đây được coi là biện pháp tránh thai tự nhiên, nhưng hiệu quả lại không cao và chỉ thích hợp với những người có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.



Phương pháp nhận biết những dấu hiệu của ngày rụng trứng:


Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định, sự rụng trứng xảy ra trong khoảng 12 – 16 ngày trước ngày đầu tiên diễn ra kinh nguyệt. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ít theo quy luật, cần đặc biệt chú ý đến số ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt


Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28 – 32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn. Cách tính ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21. Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.


Về ý nghĩa tránh thai, vòng kinh 28 ngày được chia làm ba phần:


- Phần trước: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: an toàn tương đối


- Phần giữa: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn


- Phần cuối: Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối


Theo dõi nhiệt độ cơ thể người phụ nữ mỗi ngày và vẽ nó thành biểu đồ sẽ nhận thấy rằng vào ngày rụng trứng, nhiệt độ của cơ thể hơi tăng lên. Trong những ngày lân cận trước và sau rụng trứng, dịch ở cổ tử cung dẻo hơn, trong suốt… Ngoài ra, trong những ngày này người nữ có thể đau bụng vùng hai buồng trứng, đầy hơi, hơi nặng đầu và ngực trở nên mềm.


Trong những ngày nghi vấn là trong khoảng thời gian rụng trứng, bạn có thể dùng que thử rụng trứng để biết chính xác thời điểm trứng rụng. Bạn nên kiêng quan hệ trước và sau khi rụng trứng vài ngày thì mới có thể tránh thụ thai thành công.

Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau vì thế bất cứ dấu hiệu khác lạ nào cũng khiến bạn suy nghĩ: “Liệu mình đã có thai hay chưa?”. Để biết rõ mình đã có thai hay chưa, hãy tham khảo các dấu hiệu mang thai sớm dưới đây nhé.



1 . Mất kinh


Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


2 . Sự thay đổi của ngực


Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu mang thai này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.


3. Mệt mỏi


Có một số chị em khi thấy mình mệt mỏi, mất sức tập trung làm việc đã tìm cách uống nhiều chất caffeine nhằm cải thiện tình trạng. Có thể họ chưa biết rằng mình đã có bầu, thậm chí không hiểu hết mức độ nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều caffeine khi mang thai.


Cảm thấy cơ thể mỏi mệt rã rời, không còn sức mạnh là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Các chuyên gia khuyên rằng, chị em cần biết cách lắng nghe cơ thể mình, luôn giữ gìn sức khỏe và biết cách nghỉ ngơi hợp lý.


4 . Thèm ăn bất thường


Bạn bỗng nhiên ăn được và thèm ăn ớt và thấy… ngon, dù trước đây bạn không thể ăn được ớt vì cay. Nhiều phụ nữ bỗng nhận thấy mình có thể ăn một số đồ ăn mà trước đó mình thấy rất ghét/sợ và ngược lại từ chối những món ăn mà mình vốn rất thích.


Điều này có thể giải thích do sự thiếu hụt một chất nào đó trong cơ thể thai phụ. Hoặc sự nhạy cảm trước mùi vị


5.Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu


Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.


6. Nôn và buồn nôn


Buồn nôn và nôn có thể là một số trong những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài đầu tiên nếu bạn có thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone beta-HCG ngày càng gia tăng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ qua dần và biến mất khi bước vào tuần 19.


Nhiều mẹ bầu cảm thấy khổ sở trong suốt những tháng đầu ốm nghén, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, khi mẹ bầu ốm nghén, điều đó cũng thể hiện là thai nhi đang phát triển một cách bình thường.


Chị em cũng lưu ý không nên để cho dạ dày trống rỗng trong giai đoạn này. Bạn có thể để hộp bánh quy ngay đầu giường ngủ để nhấm nháp bất cứ lúc nào bạn thèm. Trong các bữa ăn, nên chia nhỏ làm nhiều bữa và ăn nhẹ trước khi đi ngủ.


Để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn, mẹ bầu có thể ngậm kẹo hương vị chanh hoặc bạc hà, gừng để giảm tình trạng này.


Việc sử dụng vitamin trước khi sinh cũng có thể gây buồn nôn cho một số bà bầu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì có thể uống thuốc vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ.


Đặc biệt, một số thai phụ bị nôn, ói thường xuyên và liên tục trong suốt thai kỳ. Họ thậm chí không thể ăn uống gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể để tìm cách khắc phục sớm.


7. Thay đổi vật lý


Nếu trước đó bạn đã quan hệ tình dục nhưng không có các biện pháp tránh thai thì cách tốt nhất là đi khám. Có những thay đổi ở vùng kín của thai phụ như màu sắc của âm đạo chuyển đổi, cổ tử cung trở nên mềm hơn, lúc này bạn cần được sự thăm khám của bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm.


8. Khó thở


Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ.


Nguyên nhân là do bạn cần thêm oxy vì phôi thai đang phát triển. Đây cũng được coi là dấu hiệu bình thường khi có thai. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:


Bạn thấy khó thở một cách đột ngột dù không có hoạt động mạnh nào như tập thể dục.


- Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.


- Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.


- Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.


9 . Nhạy cảm với mùi


Bạn bỗng nhiên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, hoặc thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích.


Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.


Hiện tượng này thường xảy ra trong vài tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân là do hàm lượng hormone trong cơ thể thai phụ tăng cao, sau đó nó sẽ biến mất.


10 . Dễ xúc động


Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Ngay khi bạn thụ thai, sẽ mất chừng một tuần để trứng đã thụ tinh bám vào tử cung. Khi điều này xảy ra, giờ là lúc bạn có thể nghiệm thấy một hay nhiều hơn trong số 10 dấu hiệu thụ thai và bắt đầu biết về sự mang thai của bạn.


Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận biết có thai bạn nên biết :



1. Khó thở – Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển hay do hoóc-môn progesterone gia tăng mạnh. Đây cũng được coi là dấu hiệu mang thai của 1 người bình thường.


 


2. Đi tiểu thường xuyên hơn – việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 đến 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Những sự thay đổi mức hoóc môn tạo ra bởi việc trứng bám tạo thai, đặc biệt là hoóc môn HCG (human chorionic gonadotropin) gây ra sự mắc tiểu thường xuyên hơn.


3. Thân nhiệt tăng lên – sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản của bạn vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của bạn có thể là một trong những dấu hiệu có thai rất sớm của sự thụ thai.


4. Mất kinh – là một trong mười dấu hiệu hiển nhiên cho biết bạn đã thụ thai. Chậm kinh là dấu hiệu có thai đầu tiên. Mặc dù đây có thể là một dấu hiệu quan trọng trong thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến chậm kinh lại cũng có thể xuất phát từ việc tăng hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về nội tiết tố, căng thẳng, hay ngay cả khi bạn đang cho con bú cũng có thể bị tình trạng này.


Một nguyên nhân khác là rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai. Theo các bác sĩ thì thuốc tránh thai có thành phần domperidone có thể có ảnh hưởng và gây ra nhu động dạ dày.


 


Lý do vì chất này dễ dàng thấm vào thành mạch máu não nên gây ức chế thụ thể dopamine trung ương dẫn đến giảm các corticosteroid. Kết quả là việc rụng trứng bị chậm hơn khiến kì kinh nguyệt tiếp theo cũng theo đó mà “trễ hẹn”.Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất


5. Mệt mỏi –  Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.


6. Chảy máu âm đạo – Hiện tượng chảy chút máu ở âm đạo là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến trong những tuần đầu của thai kỳ. Có tới 75% các bà mẹ có thể xuất hiện triệu trứng này. Nó được gọi là máu báo thai. Hiện tượng chảy máu trong những ngày đầu mang thai, báo hiệu trứng đã vào làm tổ trong tử cung, và máu là do lớp niêm mạc tử cung bong ra. Máu có thể màu hồng nhạt, kéo dài vài ngày. Đi kèm với ra máu có thể là những cơn đau bụng dưới lâm râm, đau tức ngực, chán ăn …


7. Nôn – là một trong mười triệu chứng có thai của người phụ nữ, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.


8. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường.


9. Quầng và núm vú sẫm hơn – quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.


10. Chứng táo bón – bạn có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu thụ thai.


Ngay khi bạn cảm thấy những dấu hiệu thụ thai sớm, hãy xác định việc mang thai bằng cách dùng một trong những test thử thai tại nhà. Có nhiều khác biệt lớn trong mức độ tin cậy của việc thử thai tại nhà. Test thử máu khi mang thai có thể chính xác 8 đến 10 ngày sau khi thụ thai. Các test thử thai không chính xác đến 100%. Nếu bạn cảm thấy bạn thụ thai nhưng test thử thai của bạn âm tính, hãy thử lại trong vòng một tuần và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ.


Hãy nhớ chăm sóc kỹ chính mình và cơ thể ngay cả trước khi bạn có mang. Bỏ hút thuốc và uống rượu, ăn đầy đủ và bắt đầu tập thể dục. Sức khỏe của bạn là rất quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển sức khỏe em bé. Có thai và vui vẻ với thai kỳ ổn định là một trải nghiệm phức tạp nhưng kỳ diệu. Ngoài việc biết 10 dấu hiệu mang thai sớm, hãy tìm hiểu thêm về khả năng sinh, thai kỳ và sức khỏe của bạn để bé của bạn sẽ có sự khởi đầu tốt nhất, nên đi Khám Phụ Khoa định kì, nếu có bất kì đấu hiệu bất thường hãy đến các cơ sở y tế tin cậy để được khám và điều trị sớm nhất.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Thông thường vào đầu thai kì những dấu hiệu mang thai chưa thể hiện rõ ràng nên nhiều phụ nữ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác như chu kỳ kinh nguyệt “Mình đã có thai hay chưa?”, là câu hỏi bạn đang băn khoăn . Đợi đến khi trễ kinh để thử que là cách chắc chắn để biết bạn có thai hay chưa. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu sớm dưới đây của việc bầu bí, giúp bạn dự đoán xem mình đã có thai hay chưa nhé.



Chậm kinh


Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai  đầu tiên và cũng là triệu chứng chung báo hiệu mang thai của hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu chu kì kinh nguyệt của bạn không đều hoặc bạn đang trong giai đoạn làm việc căng thẳng, rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra chậm kinh. Ngoài ra, tình trạng ra máu rải rác hoặc ra máu ít cũng có thể là những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Ra máu ít hơn so với các kì kinh nguyệt trước thường là do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


Ngực căng, đau và nhạy cảm hơn


Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kì người phụ nữ sẽ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau và nhạy cảm hơn. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu báo trước kì kinh nguyệt của bạn


Buồn nôn và nôn


Buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, đau bao tử…Thường thì phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 2- 8 sau khi thụ thai.


Cảm thấy kiệt sức và thường xuyên buồn ngủ.


Thông thường khi mang thai phụ nữ mang thai sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Thường thì dấu hiệu mang thai này sẽ xuất hiện ở tuần thứ 1- 6 của thai kì nguyên nhân là do thời kỳ này lượng progesterone trong cơ thể đột nhiên tăng cao hơn bình thường.  Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do bạn đang trong tình trạng stress hoặc bị bệnh.


Đau lưng


Một dấu hiệu mang thai thường thấy nhưng lại bị nhiều phụ nữ mang thai bỏ qua đó là đau lưng. Thông thường ít chị em phụ nữ nào chú ý đến dấu hiệu mang thai này. Phải đến khoảng quý thứ 2, thứ 3 của thai kì khi mà mẹ bầu bắt đầu lộ bụng thì dấu hiệu này mới được chị em phụ nữ chú ý đến. Ngoài ra, đau lưng còn có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng hay một số bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em phụ nữ nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.


Thường xuyên cảm thấy nhức đầu.


Thường thì khi cảm thấy nhức đầu chúng ta sẽ liên tưởng đến nguyên nhân là do căng thẳng, stress, mệt mỏi, thiếu ngủ…Tuy nhiên, ít ai biết nhức đầu thường xuyên cũng là một trong


Thèm ăn


Khi mang thai nhu cầu ăn uống ở phụ nữ mang thai sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Do đó phụ nữ mang thai thường có xu hướng thèm ăn nhiều thứ, bụng luôn trong tình trạng cồn cào và thường xuyên nghỉ đến các món ăn. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn đang có một chế độ ăn kiêng hà khắc thì hiện tượng thèm ăn này cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân đó.


Quầng vú trở nên thâm hơn


Từ tuần thứ 14 của thai kì quầng vú của phụ nữ mang thai sẽ trở nên thâm hơn. Tình trạng này thường sẽ kéo dài đến hết thai kì. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiện tượng quầng vú thâm hơn cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, khi thấy xuất hiện tình trạng này bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra kỹ hơn.


Đi tiểu thường xuyên


Đi tiểu thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu báo hiệu bạn đã có tin vui. Dấu hiệu này thường xuất hiện khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là sự báo hiệu của một số căn bệnh như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, uống các loại thuốc lợi tiểu quá nhiều…


Sự cựa quậy của em bé


Trong khoảng từ tuần 16 đến tuần thứ 22 các bé yêu  sẽ bắt đầu cử động trong bụng mẹ. Vì thế trong một số trường hợp nếu bạn cảm thấy trong bụng mình dường như có gì đó đang cựa quậy thì bạn nên đi kiểm tra bác sĩ để biết chính xác mình có mang thai không hay chỉ là do khí gas ở dạ dày hoặc sự co thắt ruột cho quá trình tiêu hóa gây ra.


Chảy máu âm đạo


Khoảng 11 đến 12 ngày sau khi thụ thai một số người sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này xảy ra là do khi trứng được thụ tinh sẽ làm bung lớp niêm mạc của tử cung gây chảy máu tuy nhiên không phải ai cũng có hiện tượng này. Máu của hiện tượng này thường có màu đỏ, hồng hoặc hơi đỏ nâu và chỉ xuất hiện trong 1, 2 ngày. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được dấu hiệu mang thai này nếu trước đó bạn thường xuyên đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.


Thân nhiệt tăng


Thân nhiệt của phụ nữ sẽ tăng từ thời điểm rụng trứng cho tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể bạn có tin vui rồi đấy. Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nhé!


Sợ một số mùi


Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai


Nhịp tim của bé


Từ tuần thứ 10, thứ 12 thường bào thai đã bắt đầu có tim thai. Nên nếu lúc này bạn có thể nghe được những nhịp đập từ cục cưng bé nhỏ trong bụng bạn thì chúc mừng bạn đã mang thai. Và chắc chắn không hề có bất kỳ nguyên nhân nào khác có thể tạo nên hiện tượng tuyệt diệu này.


Nếu bạn thấy mình có tới 5/14 triệu chứng mang thai trên đây thì tốt nhất hãy đi mua một que thử thai để biết chắc chắn rằng mình sẽ sớm đón con yêu về nhà.

17 dấu hiệu sớm nhất của việc bầu bí dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết được dấu hiệu chứng tỏ mình đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ hay không . Cùng tham khảo nhé



1. Mất kinh


Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như những dấu hiệu của ngày rụng trung bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


2. Buồn nôn


Khi mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu có thai này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi.


3. Vòng ngực thay đổi


Dấu hiệu có thai dễ nhận thấy là bầu ngực trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch là dấu hiệu mà hầu hết các bà bầu đều trải qua. Một số còn cảm thấy nhạy cảm và đau tức khi chạm vào.


4. Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu


Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.


Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.


5. Sợ một số mùi


Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai.


6. Thèm ăn bất thường


Có một số món trước đây bạn không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.


8. Bị chuột rút


Tử cung của bạn đã kéo dài một chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé con trong chín tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.


9. Rối loạn thói quen ăn uống


Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.


10. Táo bón và đầy hơi


Táo bón là hiện tượng thường thấy của mẹ bầu và triệu chứng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 7-8 cốc nước nha mẹ.


11. Tâm trạng thất thường


Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất. Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.


12. Chóng mặt hoặc ngất xỉu


Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.


Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.


13. Dương tính với thử máu, nước tiểu


Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.


Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Loại đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất.


Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.


Để xét nghiệm máu, bạn cần đến một phòng khám thai. Xét nghiệm máu tìm hormon HCG cho kết quả hoàn toàn chính xác, để bạn có thể yên tâm chuẩn bị cho giai đoạn 9 tháng mang bầu.


Nếu bạn thật sự gặp những triệu chứng có thai trên thì chúc bạn sẽ được mẹ tròn con vuông vào khoảng 9 tháng nữa.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Có thai là điều hạnh phúc với bất kỳ người phụ nữ nào. Những không phải bất kỳ ai cũng nhanh chóng nhận biết được dấu hiệu chứng tỏ mình đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Bạn đang phân vân tự hỏi: “Liệu mình đã có thai hay chưa?” và muốn tìm triệu chứng có thai sớm nhất ? Mặc dù xét nghiệm thử thai là cách chắc chắc nhất khẳng định xem bạn có thai hay chưa, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu sớm của việc bầu bí.



Dưới đây là 15 dấu hiệu mang thai sớm nhất


1. Mất kinh


Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như những dấu hiệu của ngày rụng trung bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


2. Buồn nôn


Khi mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu có thai này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi.


3. Vòng ngực thay đổi


Dấu hiệu có thai dễ nhận thấy là bầu ngực trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch là dấu hiệu mà hầu hết các bà bầu đều trải qua. Một số còn cảm thấy nhạy cảm và đau tức khi chạm vào.


4. Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu


Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.


Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.


5. Sợ một số mùi


Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai.


6. Thèm ăn bất thường


Có một số món trước đây bạn không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.


7. Thân nhiệt tăng


Thân nhiệt của phụ nữ sẽ tăng từ thời điểm rụng trứng cho tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể bạn có tin vui rồi đấy. Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nhé!


8. Đau đầu


Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Nên tránh sử dụng thuốc nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai.


9. Chuột rút


Việc này có thể xảy ra nếu như bạn có thai và theo bạn trong suốt thai kỳ nếu không ăn uống đủ chất. Nguyên nhân là do tử cun được kéo giãn để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé.


10. Thay đổi tâm trạng


Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt hơn. Một số lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chỉ vì những chuyện không đâu.


11. Đau lưng


Nếu bạn cảm thấy phần lưng dưới hay xuất hiện cơn đau bất thường thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang được nới lỏng.


12.Đầy hơi


Thông thường, khi có bầu thì bạn hay có cảm giác trướng bụng. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn.


13. Chóng mặt


Nguyên nhân có thể là do đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt.


14. Chảy máu


Sau khoảng 1 -2 tuần thụ thai, một số phụ nữ sẽ thấy đốm máu nhỏ, đó là do quá trình làm tổ của trứng.


15. Khó thở


Khi bào thai phát triển rất cần oxy, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi, nhanh hết hơi trong suốt thai kỳ.


Nếu bạn thấy mình có tới 5/15 dấu hiệu trên đây thì tốt nhất hãy đi mua một que thử thai để biết chắc chắn rằng mình sẽ sớm được làm mẹ. Khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai cũng như sinh nở được an toàn.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Hầu hết phụ nữ cảm nhận sự mang thai tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ mang thai .Tuy nhiên, chờ đợi đến những ngày đó có vẻ hơi lâu trong khi tâm lý những người đang mong ngóng có con thì muốn biết kết quả thật nhanh. Vậy các mẹ có thể “soi” những dấu hiệu mang thai dưới đây.


Nếu bạn nhận thấy hầu hết  6 dấu hiệu có thai  này, có thể bạn đang mang trong mình thiên thần bé nhỏ đấy.



1 Sưng và đau ngực


Đau hoặc ngứa ran ở ngực là một trong những triệu chứng sớm phổ biến nhất khi mang thai. Núi đôi thường có xu hướng sưng và đau hơn để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau 9 tháng nữa. Ngực mẹ cũng có thể mềm và nhạy cảm hơn trong những tháng đầu thai kỳ. “Tuy nhiên không phải tất cả chị em đều nhận thấy dấu hiệu mang thai này đặc biệt là những người đã từng sử dụng thuốc tránh thai trước đó.”, chuyên gia khoa sản Teresa Pitman nói.


2 Nhũ hoa thẫm màu


Kích thích tố trong thai kỳ có thể làm nhũ hoa của mẹ tối, thậm chí là sẫm màu hơn bình thường. Triệu chứng mang thai này còn ngày một lan rộng hơn trong suốt thai kỳ.


3 Ra máu


5 đến 10 ngày sau khi thụ thai, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ xuất hiện ở quần lót. Đó là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy vào thành tử cung.


4 Đi tiểu nhiều


Khi mang thai, tử cung lớn dần sẽ đè lên bang quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu. Áp lực này gia tăng và sự thay đổi đường ruột cũng có thể làm chị em táo bón nhiều hơn. Em bé càng lớn, những triệu chứng này càng biểu hiện rõ rệt


5 Mệt mỏi


Mệt mỏi là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy trong những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân là do mẹ sẽ mất khá nhiều năng lượng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hầu hết sau 12 tuần, khi nhau thai đã được hình thành hoàn thiện, mẹ sẽ bớt mệt mỏi hơn.


6 Buồn nôn


Buồn nôn cũng là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi mới mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng mức độ hormone (khoảng 80% mẹ bầu bị ốm nghén 3 tháng đầu). Đối với một số mẹ, buồn nôn chỉ xảy ra vào buổi sáng, nhưng có những người nôn ói cả ngày, thậm chí bị ốm nghén cả thai kỳ. Nếu mẹ bỗng thấy dấu hiệu buồn nôn, có thể bạn mang bầu đấy.


7 Nhạy cảm với mùi


Mùi thức ăn, mùi khói xe, mùi mồ hôi… tất cả những loại mùi mà hàng ngày mẹ vẫn ngửi bình thường nhưng thời điểm này lại thấy khó chịu thì đó cũng có thể mẹ đã có bầu đấy. Các chuyên gia cho hay, nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể mẹ đang phản ứng với những loại thức ăn không đảm bảo để em bé được an toàn nhất.


8 Nhiệt độ cơ thể tăng


Nếu mẹ có thói quen thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình sẽ dễ dàng nhận ra nhiệt độ những ngày này sẽ tăng lên khoảng 0,3-0,5 độ C. Nếu triệu chứng này đi kèm với ra máu âm đạo, buồn nôn, mệt mỏi… thì có thể mẹ đã “dính” bầu.


9 Vắng “đèn đỏ”


Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của mẹ khá đều nhưng tháng này bị chậm đến 2-3 ngày. Đó chính là dấu hiệu mẹ đã có em bé. Tuy nhiên, công việc căng thẳng, ăn uống không khoa học… cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn.


10 Nhức đầu


Mẹ bỗng dưng bị đau nhức đầu, đau nhức cơ thể cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Tuy nhiên đấu hiệu này không phổ biến ở tất cả các mẹ bầu.


11 Hoa mắt, chóng mặt


Kích thích tố tăng lên trong thời gian mang thai có thể khiến tim mẹ đập nhanh hơn để bơm máu đến thai nhi. Điều này có thể khiến huyết áp của mẹ giảm và làm chị em bị hoa mắt, đau đầu. Nếu kết hợp cùng với những dấu hiệu trên thì có thể mẹ đã có em bé.