Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!

cham-soc-tre-so-sinh

Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin….Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga…học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần – Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, miếng lót sơ sinh

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.

Hành trình bắt đầu với những loay hoay để chăm sóc trẻ sơ sinh, những đôi mắt mỏi mệt thâm quầng vì triền miên mất ngủ để chăm sóc cho bé con chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chưa phân biệt được ngày đêm nên mọi thứ dường như đang đảo lộn với bạn.

Để nuôi con một cách khoa học, bạn sẽ phải biết cho con bú đúng cách chứ không chỉ là bản năng người mẹ nữa. Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, Những bước cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Khi ấy, một lần nữa bạn lại cần nhờ tới những lời khuyên của những người có kinh nghiệm hay internet rồi đấy.

Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé. Từ thời điểm được sinh ra, bé sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên khi chúng lớn lên và phát triển kỹ năng mới. Bạn cần điểm qua các cột mốc phát triển theo tháng của bé sơ sinh đến trẻ mới biết đi và chọn những lời khuyên để bạn có thể giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm bé sơ sinh có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với bé. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Khi bé 4 tháng tuổi tới khi bé 7 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên, lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé vì vậy mà mẹ cần tập cho bé ăn dặm rồi đấy. Không dễ dàng để bắt đầu với một thực đơn ăn dặm mới, những lo lắng về dinh dưỡng, vệ sinh luôn là điều ám ảnh của người mẹ. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào.

Chơi đùa cùng con là một trong những niềm vui trong việc chăm sóc trẻ, là một điều quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bé. Đồng thời nó cũng đem lại niềm vui cho bố mẹ. Nét mặt tươi vui của con là phần thưởng quý giá cho những phút giây bố mẹ dành cho con trẻ. Bé rất thích dành thời gian chơi với người mình yêu mến.

Khi bố mẹ chơi đùa cùng con, không chỉ đơn giản là làm cho con vui, mà còn dạy cho con về những điều mới mẻ. Cùng con chơi những trò chơi trong nhà như là những âm thanh, vần điệu, con số,… Hoặc có thể cùng bé sắp xếp nhà cửa, Bé con sẽ là "học trò ngoan" khi háo hức với những buổi học mà chơi như thế.

Cuộc hành trình mang thai và chăm sóc bé thật dài nhưng cũng thật thú vị phải không các mẹ. Chúc cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dạy các bé thật tốt nhé!

Bài viết liên quan:

thuc don cho tre 6 thang tuoi
trieu chung mang thai
chao dinh duong cho be
dau hieu sap sinh
cach lam banh plan
dau hieu mang thai
sắp xếp nhà cửa
cach lam banh flan
thuc don an dam
dau hieu co thai
trieu chung co thai
tam be so sinh

 

Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.

gioi-tinh-thai-nhi-1

Trước khi chuyển dạ

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung

Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy

Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ

Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 – 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo

Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).

Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối

Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!

 

Thai nhi 34 tuần – Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. Hoặc là bạn có thể cảm thấy ước gì mình đã mang thai được 40 tuần rồi, và chỉ muốn mấy tuần cuối cùng này biến quách đi.

mang-thai-tuan-34

Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi có dấu hiệu sắp sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ "trả lời" lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý tuần 34

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Những thay đổi của em bé trong tuần này

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần thai 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mang thai là một giai đoạn thay đổi rất nhiều về cơ thể của người phụ nữ từ khi có những dấu hiệu có thai đầu tiên. Luôn luôn có những thắc mắc, những lo lắng mới được đặt ra để có được một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Dinh dưỡng trong thai kỳ là một vấn đề không bao giờ là cũ. Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Thực phẩm nào giúp thai nhi phát triển tốt nhất? Nên kiêng cữ những gì khi mang thai…? Để trả lời cho một trong số những câu hỏi trên, dưới đây là một số các loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh trong thai kỳ.

thu-pham-can-tranh-khi-mang-thai

Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.

Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Cafe: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai. Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Các loại cá có chứa thủy ngân: Như cá ngừ, cá mập, cá kiếm,…. Mẹ bầu cũng nên tránh xa vì hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ gây ra những tổn hại đến hệ thần kinh của thai nhi.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ sẩy thai mẹ bầu cần tránh: Đu đủ xanh, cua, ba ba, dứa, rau sam, táo mèo, đồ uống có chứa caffein, gan động vật,…. Những thực phẩm này sẽ gây ra sự co bóp mạnh ở tử cung và những ảnh hưởng khác làm tăng nguy cơ sẩy thai rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần tuyệt đối tránh dưới mọi hình thức nhé.

Trên đây là các loại thực phẩm bà bầu cần tham khảo để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!

 

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Bạn đang cảm nhận rất rõ ràng những dấu hiệu mang thai, nó là quan trọng hơn bao giờ hết để chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi mang thai bạn đang ăn cho hai người, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn chỉ cần khoảng 300 calo bổ sung mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều chất đạm, 70 gram mỗi ngày so với 45 gram trước kia.

me-mang-thai-1

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Bạn sẽ cần thêm dinh dưỡng từ trứng và thịt, sản phẩm từ sữa tươi và nước trái cây, hải sản, và tránh ăn thức ăn tươi sống, vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé của bạn. Cũng tránh một số loại cá mà có thể chứa các cấp cao của thủy ngân hoặc chất gây ô nhiễm khác.

Bổ sung vitamin

Trước khi mang thai bạn cần nhiều hơn axit folic và sắt bằng cách sử dụng vitamin tương ứng.

Nó là quan trọng để có được đủ axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai. Axit folic làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh cũng như tật nứt đốt sống. Bạn nên bắt đầu dùng 400 mg axit folic tối thiểu một tháng trước khi mang thai. Sau khi nhận thấy những dấu hiệu có thai, bạn nên điều chỉnh lên 600 mg/ ngày

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ sắt. Nhu cầu sắt của bạn tăng đáng kể trong khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nhưng nhiều hơn không nhất thiết phải tốt hơn – dùng quá nhiều có thể có hại cho thai nhi. Tránh lạm dụng bất kỳ vitamin.

Tập thể dục thường xuyên

Một chương trình tập thể dục tốt có thể cung cấp cho bạn sức khỏe và độ bền trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt đau nhức, cải thiện lưu thông máu tránh phù nề và giảm căng thẳng cho bà bầu. Bên cạnh đó còn giúp bà bầu có thân hình đẹp cả, dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

Nhớ rằng không đẩy mình quá cứng hoặc để quá nóng, mất nước. Bạn sẽ cũng cần tránh bể bơi và phòng xông hơi khô trong khi bạn đang mang thai.

Nghỉ ngơi

Mệt mỏi là những gì bạn cảm thấy trong khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu bạn không thể có một giấc ngủ  giữa ngày, thì hãy cho mình được nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Nếu bạn không thể ngủ, hãy ngâm chân vào nước ấm mỗi tối và đọc một cuốn sách, một tạp chí sẽ làm bạn dễ ngủ hơn.

Kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như yoga, kéo dài, hít thở sâu, và mát-xa là tất cả các cách thức tuyệt vời để chống lại sự căng thẳng và có được giấc ngủ một đêm tốt hơn.

Không dùng caffeine

March Dimes tư vấn cho phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng đồ uống có caffein, ít hơn 200 mg mỗi ngày. Một nghiên cứu năm 2008 cho rằng phụ nữ sử dụng caffein tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng.

Hơn nữa, cà phê đã không có giá trị dinh dưỡng và nó cản trở cơ thể của bạn hấp thụ sắt. Nó cũng là một chất kích thích, làm bạn khó ngủ, đau đầu và chứng ợ nóng.

Kiểm tra thành phần caffeine của các sản phẩm khác mà bạn dùng như trà, nước giải khát, thức uống “năng lượng”, sô cô la, và kem cà phê, cũng như các loại thuốc đau đầu, cảm lạnh và dị ứng.

Loại bỏ mối nguy hiểm môi trường

Một số công việc có thể bị nguy hại đến bạn và thai nhi. Nếu bạn đang thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân), một số đại lý sinh học, hoặc xạ trị, bạn sẽ cần phải thực hiện một số thay đổi càng sớm càng tốt.

Khám chữa răng

Đừng quên về sức khỏe răng miệng của bạn.. Các thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm cho bạn các bệnh về răng miệng. Mức tăng progesterone và estrogen có thể gây ra các bệnh về nướu răng sưng lên, chảy máu, viêm nướu.

Tâm lý thoải mái

Nhiều phụ nữ mang thai và cả phụ nữ sau khi sinh có cảm xúc thất thường và dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy trầm cảm hơn hai tuần và không khá hơn hoặc bạn đang cảm thấy lo lắng hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân của mình để cảm thấy tốt hơn nhé.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Đó chính là cảm giác của tôi trong buổi tối đầu tiên đó, cảm giác sợ hãi, đơn độc và mất phương hướng khi đối diện với một em bé gọi mình là mẹ.

Tôi vui mừng khôn tả khi rời bệnh viện về nhà một ngày sau khi sinh con gái ra đời.Đó là lần đầu tiên tôi ở trong bệnh viện đến một ngày, mọi thứ đều ổn nhưng tôi chỉ muốn về nhà. Ở nhà sẽ không có ai đánh thức tôi dậy để lấy mẫu máu, cũng không có cô y tá nào cứ vài tiếng một lần đến sờ nắn bụng dạ tôi. Tôi chỉ muốn về nhà. Trong khi chồng tôi – Luke và gia đình anh ấy đang tán gẫu và nhìn ngắm em bé đang ngủ, tôi chạy qua chạy lại trong phòng để thu gom đồ đạc, đã đến lúc về nhà.

Chiều hôm đó chúng tôi về đến nhà và mọi việc đều suôn sẻ. Em bé ngủ trong phòng chúng tôi, Luke và tôi nhìn nhau với ánh mắt như muốn nói: "Giờ thì sao?" Việc này đơn giản như không thôi mà, phải không?

Nhật ký đêm đầu tiên sau sinh đầy sợ hãi của bà mẹ trẻ 1
(Ảnh minh họa).

Tôi không nhớ nhiều lắm về đêm đầu tiên đưa con về nhà nhưng điều tôi nhớ lại vô cùng xúc động. Tôi nhớ mình ngồi trên ghế, cả Lillian và tôi khóc đỏ cả mắt, tôi cứ nói đi nói lại với mình: "Mình không làm được đâu, mình không làm được. Mình phải quay lại thôi".

Tôi yêu con bé. Tôi hạnh phúc vì con đang ở đây, trong thế giới thật chứ không phải trong thế giới tưởng tượng của tôi như trước đây. Nhưng tôi sợ. Kinh hãi. Tôi không thể làm được. Tôi còn không thể nói cho rõ là không làm được cái gì, tôi chỉ biết là mình không đủ khả năng.

Vấn đề là: tôi chưa từng nuôi con. Tôi không biết mình đang làm gì và cần làm gì. Tôi cảm thấy, để tôi mang em bé mới này về nhà là một việc làm nguy hiểm. Tôi không có em bé nào để thực hành trước khi người ta trao con cho tôi. Chúng tôi đã thất bại khi sử dụng các phương pháp tránh thai, khi ấy vợ chồng tôi nghĩ nên tin rằng Thượng đế muốn chúng tôi nuôi nấng một đứa trẻ và tôi đã giao hết trọng trách cho bác sĩ chăm sóc thai nhi cho tôi. Chỉ có thế.

Và giờ tôi phải chịu trách nhiệm chăm sóc em bé mới này ư? Mọi người bị làm sao thế?

Đó chính là cảm giác của tôi trong buổi tối đầu tiên đó. Tôi thấy sợ hãi và đơn độc và mất phương hướng. Tôi thấy kinh hãi và chắc chắn là mình sẽ không thể làm cái việc làm mẹ này được. Ai đó phải làm việc này thay tôi, người mà biết việc gì cần làm, người có thể làm tốt hơn tôi.

Tôi đã sống sót qua đêm hôm đó. Và đêm thứ hai. Và giờ Lillian giờ đã gần hai tuổi rưỡi mà nỗi sợ rằng mình kém cỏi và bất lực vẫn theo tôi từ bấy đến nay. Đó là điều khó khăn nhất tôi từng phải trải nghiệm, là thách thức lớn hơn tất cả những gì tôi có thể tưởng tượng ra. Đến nay, vẫn có lúc tôi nghĩ: "Mình không làm được đâu, mình không làm được".

Nhưng tôi đã không bao giờ, không bao giờ nghĩ: "Mình phải quay lại" như tôi đã nghĩ trong đêm đầu tiên ấy nữa. Con bé là con gái tôi, là con đầu của tôi. Con bé mang đôi mắt xanh của tôi và là một cô bé gan dạ. Con bé là một niềm vui lớn. Và con bé là của tôi.

Tôi vẫn còn chưa chắc chắn và vững vàng trên con đường làm mẹ, nhưng suy cho cùng khi đưa con vào giường ngủ và nói rằng tôi yêu con bé, con bé trả lời: "Con yêu mẹ lắm", tôi biết rằng không có ai có thể nuôi dạy con tốt hơn tôi.

(Nguồn: Scarymommy)

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm của những dấu hiệu mang thai, 3 tháng cuối là lúc mẹ chuẩn bị đón con chào đời chính đây là thời điểm khá vất vả của bất kì mẹ bầu nào. Ở giai đoạn này nhắc nhở các mẹ phải sớm có kế hoạch thăm khám đều đặn để sớm phát hiện những tình trạng biến chứng có khả năng xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình lẫn thai nhi trong bụng.

Và bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe-dinh dưỡng, dấu hiệu sắp sinh giúp các mẹ bầu thoát khỏi tình trạng hoang mang để chuẩn bị lần "vượt cạn" sắp tới .

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

 

1 .Đi tiểu thường xuyên

Khi bé chuẩn bị chào đời bé sẽ có chiều hướng tụt xuống sâu nên sẽ gây ra áp lực lên bàng quang của người mẹ. Điều này khiến cho người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở vùng bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy.

2 .Đau lưng

Những cơn đau lưng này là sự báo hiệu của dấu hiệu chuyển dạ, đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của người mẹ đã mềm ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

3 .Thay đổi số lần thai máy.

Tuần tứ 36 người mẹ sẽ có thể cảm nhận bé chuyển động chậm hơn hoặc có khi bé sẽ rất yên lặng nhưng ngay sau đó lại chuyển động rất mạnh. Hiện tượng này xảy ra là do tử cung của mẹ đang dần trở nên chật chội so với bé và bé cũng đang mong chờ ngày mình được chào đời.

4 .Xuất hiện dịch nhầy đỏ

Khi mẹ bầu  thấy âm đạo của mình bắt đầu xuất hiện dịch nhầy đỏ thì có  nghĩa là bé yêu của bạn đã chuẩn bị hào đời . Khi âm đạo mẹ bầu xuất hiện dịch nhầy đỏ chứng tỏ cổ  tử cung của  mẹ  bầu đã bắt đầu mở và bé sẽ chào  đời vào 1, 2 ngày tới hay lâu nhất là 1 tuần.

5 .Cơn co thắt thường xuyên

Những cơn co thắt ở tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết.

Dinh dưỡng và ăn uống

– Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

– Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể

– Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có – nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.

– Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga

– Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng

– Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Hoạt động trước tháng sinh nở

1 .Đi bộ

Đi bộ có thể giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn. Các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp mang lại khoảng thời gian lâm bồn ít hơn vì nó thực sự có thể giúp tăng khả năng chịu đựng của bạn khi luyện tập một cách thường xuyên.

2 .Đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm là một cách tốt để tập cho đùi và cơ xương chậu hoạt động hiệu quả trong lúc sinh vì nó tăng cường cơ bắp đùi và kéo dài xương chậu của bạn.

3 .Phương pháp Kegel

Các bài thể dục Kegel được thiết kế cho phần cơ vùng xương chậu của bạn, đó là phần cơ xung quang niệu đạo, bang quang, trực tràng và tử cung. Khi thực hiện thường xuyên, nó có thể giúp tăng cường cơ bắp sàn khung chậu của bạn.

Những bài viết đến sức khỏe mẹ bầu như chăm sóc phụ nữ sau sinh , dinh dưỡng cho mẹ sau kỳ sinh đẻ dành cho bạn.